Là 1 trong số ít các nước tự sản xuất được vắc xin, Việt Nam sẽ chủ động tự chủ để sản xuất vắc xin đại trà để phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời khắc phục tình trạng khan hiếm vắc xin.
- Việt nam tự sản xuất được vắc xin Sởi – Rubella
- Thuốc mới đánh bại liệu pháp thông thường trong điều trị ung thư thận
- Chỉ bạn cách dùng thuốc Paracetamol đúng người đúng bệnh
Những thông tin này vừa được Thủ tường Nguyễn Xuân Phúc khẳng đinh tại cuộc họp chiều qua 24/11. Nội dung cuộc họp thường trực về tự chủ trong sản xuất vắc xin trong nước. Tham dự có cách lãnh đạo Bô Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ. Cùng một số các công ty sản xuất dược phẩm, Dược mỹ phẩm…
Ngành Dược sẽ tự chủ trong sản xuất vắc xin
Theo báo cáo của Bộ Y tế thì Việt Nam là 1 số ít trong các quốc gia trên thế giới sản xuất được vắc xin phòng bệnh cho người. Tính đến nay Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định lại là Việt Nam mới chỉ sản xuất được các vắc xin đơn lẻ. Một số vắc xin 4 trong 1 và 5-6 trong 1 thì chưa thể thực hiện được.
Ngành Dược tiến tới sẽ phải tự chủ trong việc sản xuất vắc xin vì theo báo cáo tính đến năm 2019 là Việt Nam sẽ không được nhận viện trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin tiêm chủng nữa. Do đó việc phối hợp để tập chung học hỏi công nghệ để tự có thể sản xuất được các loại vắc xin hỗn hợp là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn sắp tới.
Hơn nữa để đảm bảo cung ứng vắc xin phối hợp cho chương trình mục tiêu mở rộng cũng như cung cấp cho thị trường thuốc cần đẩy mạnh hơn nữa nguồn cung.
Tại cuộc họp, các ý kiến được tập chung phân tích làm rõ các yếu tố, biện pháp tiến tới chủ động trong việc tự chủ sản xuất trước mắt để cung ứng trong nước như vấn đề công nghệ, nguồn vốn, thị trường và hiệu quả kinh tế…
Ngành Dược Việt Nam phải cần sớm có nhà máy sản xuất vắc xin quy mô công nghiệp
Tại cuộc họp cũng nhiều ý kiến cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu và sản xuất. Yêu cầu cấp bách là cần phải làm sao để có nhà máy quy mô công nghiệp để phục vụ nhu cầu thuốc Việt Nam và xuất khẩu. Để làm được điều này khó khăn lớn nhất của ngành Dược là cơ chế và những chính sách chứ không chỉ đơn giản là nguồn vốn.
Kết luận cuộc họp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc chủ động trong sản xuất vắc xin trong nước có ý nghĩa quan trọng liên quan trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân và cũng là vấn đề khó. Nhất là trong việc sản xuất vắc xin phối hợp và sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Để giải được bài toán tự chủ trong sản xuất công nghiệp Dược này trước hết cần có một đơn vị chủ trì cũng như cơ quan quản lý để chịu trách nghiệm trước Nhà nước, bên cạnh đó là xác định các đơn vị phối hợp. Đơn vị này phải là nơi tập hợp nhiều cán bộ giỏi và có kinh nghiệm. Trước hết tập chung vào quá trình nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất. Và mục tiêu là làm sao sớm có nhà máy hiện đại để sản xuất vắc xin với chất lượng tốt có hiệu quả cả về mặt xã hội và kinh tế với tinh thần cơ chế thị trường.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn