Viêm gan B là một bệnh lý về gan do một loại virut gây ra, được gọi là “virut viêm gan B” (Viết tắt là HBV). Người bị nhiễm HBV trong sáu tháng đầu là giai đoạn viêm gan B cấp tính (acute hepatitis B). Nhiều trường hợp may mắn, một thời gian sau bệnh tự khỏi vì gan có khả năng chống lại siêu vi.
Tuy nhiên, có từ 13% – 16% trường hợp nhiễm siêu vi gan B không thể tự khỏi và siêu vi tiếp tục sinh sôi và tàn phá gan. Trường hợp này gọi là kinh niên hoặc mãn tính (chronic hepatitis B).
- “Mổ xẻ” căn bệnh lạ gây chết người Whitmore
- Dấu hiệu nhận biết và phòng chống Virus Zika đúng cách?
- 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở thanh thiếu niên
Những dâu hiệu cơ bản nhận biết bệnh viêm gan B.
Ở độ tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên người lớn có khả năng hồi phục lại hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời, còn trẻ sơ sinh và trẻ em vì sức đề kháng yếu hơn nên có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn.
Viêm gan B lây truyền như thế nào?
Viêm Gan B lan truyền qua đường tình dục hoặc qua máu. Có thể lây từ mẹ sang con, dùng chung bơm, kim tiêm, bàn chải đánh răng với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên những sinh hoạt bình thường như ăn uống, nói chuyện không phải là đường truyền bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Các dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện từ 4 – 6 tuần sau khi nhiễm virut HBV.
Sốt, mệt mỏi: Người bệnh có thể xuất hiện các cơn sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ khiến người bệnh nhầm sang mình cảm cúm bình thường.
Rối loạn tiêu hóa: Khi nhiễm bệnh, nhiều trường hợp khi ăn cảm thấy ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát…
Sút cân: Khi cảm thấy mệt mỏi, nhiều lúc người bệnh cảm thấy chán ăn uống và có khả năng sút cân nhiều.
Nước tiểu vàng: Đi ngoài nước tiểu màu vàng cũng là một dấu hiệu mà nhiều người bệnh gặp phải.
Đau tức vùng gan: Đôi lúc người bệnh cảm thấy đau vùng gan những cơn đau xảy ra theo từng cơn, đôi khi xảy ra các cơn đau giữ dội.
Triệu chứng vàng da: Đây có lẽ là dấu hiệu rõ nhất cho thấy người bệnh nghĩ mình bị viêm gan. Tuy nhiên cũng có ít trường hợp lại không bị vàng da, lúc này cần phải để ý đến những triệu chứng khác.
Nếu có những triệu chứng trên xuất hiện thì hãy nhanh chóng đến bệnh viên hay trung tâm y tế để xét nghiệm máu. Chỉ xét nghiệm máu mới có kết quả chính xách đối với bệnh này.
Cách điều trị bệnh tốt nhất
Bạn đã biết cách điều trị bệnh viêm gan B hiệu quả nhất chưa?
Trước tiên cần phải theo dõi định kỳ để đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virut. Kiêng rượu bia, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan. Thường xuyên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây như cà chua, bưởi, cam, cá biển do có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, selenium. Cần uống bổ trợ thêm thuốc bổ gan.
Đối với những phụ nữ đang mang thai khi phát hiện có dấu hiện viên gan B thì cần theo dõi thường xuyên hơn phòng lây từ mẹ sang con. Ba tháng cuối tháng kì, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngắn hạn để giảm lượng siêu vi trong máu làm giảm khả năng lây cho thai nhi. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn