Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý thuộc nhóm đường hô hấp, bệnh nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, liệt dây thần kinh và nguy cơ bệnh viêm màng não dẫn tới tử vong cực kỳ nguy hiểm. Vậy bài viết dưới đây, sẽ điểm qua những kiến thức căn bản nhất về căn bệnh viêm tai giữa, để bạn có cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé.
- Những hậu quả khôn lường của bệnh viêm tai ngoài
- Khi trẻ bị viêm tai ngoài mẹ phải làm gì để con nhanh khỏi bệnh
- Viêm tai ngoài là gì và những dấu hiệu giúp bạn nhận diện bệnh
Hình ảnh bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Bệnh viêm tai giữa là tình trạng người bệnh bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Và trong hòm nhĩ thường có dịch, gây nhiễm trùng tai khiến cho người bệnh bị đau nhức khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
- Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa, ở trẻ em thì thông thường là do siêu vi khuẩn gây bệnh mà ra. Những trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, là những trẻ dễ bị nhiễm trùng tai nhất, vì hệ miễn dịch của trẻ còn kém.
- Bệnh viêm tai giữa ở người lớn chủ yếu là do viêm từ tai ngoài, hoặc những người bị viêm xoang biến chứng gây nên. Hoặc những người bị các bệnh gây chảy mủ tai, cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn người bình thường.
- Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến nhất trong mùa đông, thời điểm mà các bệnh cảm lạnh và cảm cúm dễ hình thành dịch. Vì những người bị dị ứng theo mùa, rất có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai và viêm tai giữa.
- Không khí ôi nhiễm, hay tiếp xúc với quá nhiều khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa.
- Bệnh viêm tai giữa còn do yếu tốt di truyền, nếu trong gia đình bố mẹ đã từng có người mắc bệnh viêm tai giữa, thì con cái cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa
- Những người bị viêm tai giữa thường bị chảy mủ trong tai gây đau và nhức tai. Trường hợp bệnh nặng mủ sẽ chảy ra ngoài, gây sưng phù tai.
- Người bệnh hay bị ù tai, khó nghe trong nhiều trường hợp còn bị nghễnh ngãng.
Những các điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả
- Điều trị theo Tây y
Khi điều trị bệnh viêm tai giữa, tùy theo mức độ bệnh nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Với các trường hợp bệnh viêm tai giữa nhẹ, bác sĩ chỉ cần làm sạch, hút rửa nước mủ ở các bộ phận trong tai như ống tai, hay hòm nhĩ. Sau đó lại nhỏ một số thuốc kháng, kết hợp uống kháng sinh đặc trị bệnh viêm tai giữa là được.
Nếu bệnh viêm tai giữa đã nặng, có nguy cơ gây biến chứng, thì sẽ được bác sĩ xử trí cấp cứu. Người bệnh cần sớm đưa nhập viện, mổ dẫn lưu nhằm giúp mủ chảy hết ra ngoài. Sau đó, tùy theo sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nạo hết phần xương bệnh nhân đang bị bị viêm trong tai .
Điều trị bệnh viêm tai giữa
- Điều trị theo Đông y
Nếu bạn bị viêm tai giữa giai đoạn nhẹ thì có thể sử dụng những bài thuốc Đông y chữa trị vừa hiệu quả lại không lo biến chứng. Chỉ với những loại thảo dược tự nhiên như: lá diếp cá, lá bỏng…nhưng khi kết hợp lại với nhau lại trở thành những bài thuốc chữa bệnh viêm tai giữa hiệu quả không kém thuốc Tây.
Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về bệnh viêm tai giữa mà bạn không nên bỏ qua. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn phòng và có phương pháp phòng bệnh cho mình cũng như cho những người thân trong gia đình một cách hiệu quả.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn