Các trường Đại học gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, việc xác định tỉ lệ thí sinh trúng tuyển mà không nhập học khiến cho tình trạng không đủ chỉ tiêu tại các trường. Chính vì vậy Bộ GD&ĐT cần đưa ra những biện pháp khắc phục cho tình trạng trên.
- Năm 2017, Bộ Giáo dục sẽ “thả cửa” vào đại học
- Thay đổi mới trong việc tuyển sinh Đại học năm 2017
- Bộ GD&ĐT lên kế hoạch “cắt giảm” sinh viên thất nghiệp
Bỏ quy định điểm sàn Đại học trong năm 2017
Để giúp các trường chủ động trong công tác tuyển sinh, trong quy chế năm nay, Bộ có nhiều thay đổi mới trong việc tuyển sinh Đại học năm 2017. Bộ chỉ quy định điều kiện chung tuyển sinh vào Đại học, mà bắt buộc các trường phải theo đó chính là thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT. Còn điều kiện đủ sẽ do các trường tự quy định, các trường sẽ phải công bố công khai cho Bộ GD&ĐT cũng như toàn thể xã hội biết về quy định tuyển sinh của trường.
Bộ sẽ chỉ cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật giúp các trường hoàn thành tốt công tác tuyển sinh, an toàn, công bằng, đảm bảo trật tự đối với các thí sinh và nhà trường. Sở dĩ Bộ bỏ đi ngưỡng điểm sàn Đại học giúp cho các trường đảm bảo được chất lượng, uy tín, tính đặc thù của ngành nghề đào tạo… Cũng chính vì quy định tuyển sinh của từng trường khác nhau, việc bỏ đi mức điểm sàn sẽ tránh được lượng thí sinh ảo.
Nhìn vào thực tế năm 2016, Bộ đã có quy định đảm bảo chất lượng đầu vào, thế nhưng vẫn có hơn 100.000 thí sinh không nộp đăng ký xét tuyển, trong khi đó các trường vẫn đang thiếu chỉ tiêu. Qua đó thấy được, các thí sinh đã có sự lựa chọn tính toán kỹ càng, trước khi nộp đơn xét tuyển Đại học. Việc các trường hạ điểm chuẩn nhằm giúp trường tuyển đủ chỉ tiêu, tuy nhiên điều này có thể gây ra ảnh hưởng tới uy tín cho trường, khiến thí sinh quay lưng, không phải cứ hạ điểm chuẩn là có thể tuyển đủ sinh viên.
Từ đây, Bộ cũng đề ra phương án mở cho các trường tự cân nhắc khi đặt điều kiện đầu vào hợp lý nhất, vẫn đảm bảo chất lượng và uy tín của nhà trường. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu kiểm tra chất lượng sinh viên không chỉ ở đầu vào, mà còn xuyên suốt quá trình học tập tại trường, giúp đảm bảo đầu ra sinh viên khi tốt nghiệp có thể kiếm được việc làm.
Không giới hạn nguyện vọng xét tuyển của thí sinh
Một điểm mới nữa trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017 đó chính là Bộ cho phép thí sinh không giới hạn nguyện vọng xét tuyển. Điều này giúp thí sinh tránh bớt rủi ro, giúp thí sinh có cơ hội sửa đổi lại nguyện vọng khi đã đăng ký. Trong năm 2016, rất nhiều thí sinh đã đăng ký và trúng tuyển nguyện vọng 1, nhưng sau đó muốn chuyển sang trường khác lại không thể làm được.
Trong năm 2017, nếu thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng sau khi có kết quả thi, sẽ được thay đổi nhưng trong khoảng thời gian mà Bộ quy định. Điều này giúp thí sinh có nhiều thời gian hơn để suy tính lại việc lựa chọn nguyện vọng sao cho phù hợp nhất.
Để các trường có thể lường trước được lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, các thí sinh khi lựa chọn nguyện vọng phải đăng ký theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp. Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp xây dựng cổng thông tin tuyển sinh để các trường sẽ thực hiện việc thống kê nguyện vọng của thí sinh lọc ra các danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.
Thí sinh cần tính toán kỹ lưỡng
Mặc dù được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, thế nhưng khi đăng ký các thí sinh cần phải tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Không nên vội vàng đăng ký, hoặc đăng ký quá nhiều tránh trường hợp không thể lựa chọn được trường phù hợp. Dù đăng ký nhiều, nhưng mỗi một thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Khi hệ thống đã xác định được nguyện vọng trúng tuyển, các nguyện vọng khác sẽ bị xóa. Do đó cần cân nhắc khi lựa chọn các ngành học, nếu không muốn phải học những ngành mà mình không yêu thích.
So với các năm trước, năm nay thí sinh có rất nhiều thời gian để lựa chọn trường, ngành đăng ký. Sau khi có kết quả, các thí sinh còn được thay đổi nguyện vọng trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, thí sinh nên suy nghĩ thật kỹ, trước khi đăng ký nguyện vọng của mình.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn