Tìm hiểu về danh mục 70 cây thuốc nam của Bộ Y tế

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (5 đánh giá, trung bình: 4,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thuốc nam có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh ở người. Hiện nay, những cây thuốc nam đã được chứng minh tác dụng bằng khoa học hiện đại nên đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục 70 cây thuốc nam, nhằm cung cấp đến những người quan tâm công dụng, các cơ sở khám chữa bệnh được phép sử dụng cũng như định hướng để phát triển những cây trồng này.

Thuốc Nam

Thuốc Nam

Tại sao phải đưa ra danh mục này?

Thuốc nam theo quan niệm của nhiều người là chỉ những cây trồng hoặc mọc tự nhiên có tác dụng chữa trị bệnh hiệu quả. Song không phải loại cây nào cũng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh bởi những thành phần trong đó có thể không tốt cho sức khỏe con người.

Trong y khoa nước ta, việc kết hợp y học hiện đại và các tri thức y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng của các cây thuốc nam đối với quá trình điều trị bệnh. Không chỉ như thế, những cây thuốc này còn được nghiên cứu, phân tích thành phần bằng khoa học hiện đại để chứng minh chúng có lợi cho sức khỏe con người. Nhưng không phải ai cũng biết đến điều này và sử dụng cho đúng. Còn đối với các cơ sở khám chữa bệnh thì đây là danh mục cây thuốc nam được cho phép sử dụng.

Bởi vậy, việc bộ y tế công bố danh mục 70 cây thuốc nam, để cho phép các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có thể sử dụng. Hoặc từ danh sách này, có thể truyền thông đến cộng đồng để sử dụng cây thuốc nam cho đúng.

Danh mục 70 cây thuốc nam

Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Cao đẳng Y Dược Pasteur Danh mục 70 cây thuốc nam được Bộ Y tế công bố có đính kèm ảnh và ghi chú công dụng rõ ràng cùng từng loại, để người xem có thể hình dung cũng như sử dụng sao cho đúng đắn. Trong danh sách này bao gồm các loại cây sau:

  1. Cây Bạc hà
  2. Cây Bách bộ
  3. Bạch Đồng nữ.
  4. Bạch hoa xà thiệt thảo.
  5. Bán hạ nam.
  6. Bố chính sâm.
  7. Bồ công anh.
  8. Cà gai leo.
  9. Cam thảo đất.
  10. Cỏ mần trầu.
  11. Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi

  1. Cỏ sữa lá nhỏ.
  2. Cỏ tranh.
  3. Cỏ xước.
  4. Cối xay.
  5. Cốt khí
  6. Cúc hoa.
  7. Cúc tần
  8. Dành dành.
  9. Dâu tằm.
  10. Địa hoàng
  11. Địa liền
  12. Diệp hạ châu
  13. Đinh Lăng
  14. Lá đơn đỏ.
  15. Dừa cạn,
  16. Gai
  17. Gừng
  18. Hạ khô thảo
  19. Hoắc hương
  20. Húng chanh
  21. Hương nhu tía
  1. Huyết dụ
  2. Hy thiêm
  3. Ích mẫu
  4. Ké đầu ngựa
  5. Khổ sâm cho lá
  6. Kim ngân
  7. Kim tiền thảo
  8. Kinh giới
  9. Lá lốt
  10. Mã đề
  11. Mạch môn
  12. Mần tưới
  13. Mỏ quạ
  14. Mơ tam thể
  15. Náng
  16. Ngải cứu
  17. Nghệ
  18. Ngũ gia bì chân chim
  19. Nhân trần
  20. Nhót
  21. Cây ổi
  22. Phèn đen
  23. Quýt
  24. Rau má
  25. Râu mèo
  26. Rau sam
  27. Sả
  28. Sài đất
  1. Sắn dây
  2. Sim
  3. Thiên môn đông
  4. Tía tô
  5. Trắc Bách diệp
  6. Trinh nữ Hoàng Cung
  7. Xạ can
  8. Xích Đồng Nam
  9. Xuyên Tâm liên
  10. Ý dĩ

Hạt ý dĩ

Hạt ý dĩ

Nếu bạn muốn biết thêm về tên khoa học hay công năng, liều lượng cũng như cách dùng của những loại cây thuốc này ra sao thì có thể đọc và tìm hiểu tại Quyết định 4664/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, còn rất nhiều cây thuốc nam có thể chữa bệnh nhưng không có trong danh sách này. Đối với mỗi loại thuốc nam, sử dụng và công dụng của nó có được nâng cao hay không thì phụ thuộc vào cách sử dụng và kinh nghiệm của người dùng, nhất là những danh y thì điều này lại càng khác biệt. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng các công dụng của cây thuốc nam trước khi sử dụng. Danh mục 70 cây thuốc nam của Bộ Y Tế mang đến cho người dùng những cái nhìn đúng đắn hơn về việc sử dụng những loại cây thuốc nam này.

 Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới