Khi thực hiện cho bé ăn dặm là lúc nhiều bà mẹ lúng túng khi không biết cho bé ăn như thế nào để có chất dinh dưỡng cân đối cũng như hợp lý để dạ dày của bé có thể thích ứng và phát triển tốt cho cơ thể. Nhưng việc cho ăn muối vào thời điểm này thì có nên hay không?
- Những rủi ro khi sinh mổ mà các mẹ chưa biết
- Mách mẹ cách để bé có thói quen thích đánh răng?
- Bí mật giúp con hứng thú với bữa ăn hàng ngày?
Dưới đây là một số điều các mẹ cần lưu ý để bổ sung muối cho trẻ đúng cách.
Có nên hay không cho muối vào khẩu phần ăn dặm của bé
Nêm gia vị là việc không thể thiếu trong khi nấu ăn, tuy nhiên khẩu phần dinh dưỡng của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau, nhất là trẻ đang trong độ tuổi tập ăn thì việc này cũng cần tiến hành theo từng bước để bổ sung đầy đủ chất cho bé, nhất là muối. Tuy nhiên, bỏ muối vào đồ ăn dặm của bé, có thể là một việc không tốt.
Nhiều bà mẹ cứ nghĩ rằng bổ sung muối vào thức ăn cho trẻ là bổ sung lượng I – ốt, tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, tuy nhiên, điều đó có thể gây nên những tác hại ngược lại mà các mẹ nên lưu ý.
Vào 6 tháng tuổi, bé thường được tập ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài lượng sữa mẹ hàng ngày, tuy nhiên, thận và các cơ quan nội tạng khác của cơ thể bé còn rất non nớt nên chưa tiêu hóa được lượng muối ăn mà mẹ bổ sung cao.
Thêm nữa, lượng muối quá nhiều được nạp vào cho trẻ còn có thể gây nên bệnh tim mạch và các bệnh về huyết áp về sau này, thậm chí còn tổn hại đến não bộ của trẻ.
Với cơ thể trẻ thì cũng cần bổ sung lượng muối với tiêu chuẩn như sau: Trẻ dưới 6 tháng thì cần ít hơn 1g muối mỗi ngày, còn trẻ 1 tuổi thì cần khoảng 1 g muối, trẻ trên 1 tuổi thì khoảng 2 g. Các thực phẩm nạp vào cho bé đã có đủ lượng muối ăn cần thiết được dùng để bảo quản hoặc nội tại của chúng đã có, vậy nên đối với trẻ dưới 1 tuổi thì việc bỏ thêm muối vào trong đồ ăn là không cần thiết.
Khi cho bé ăn dặm cần chú ý những gì?
Cho bé ăn dặm cần rất nhiều chú ý, không chỉ là việc bổ sung muối mà còn là cách cho bé ăn cho đúng.
Thức ăn chính của bé vào giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa, nhưng cần bổ sung thêm bữa ăn của bé 1 – 2 lần/ ngày vào 6 tháng tuổi, ở các tháng sau có thể tăng lên khi lượng sữa mẹ giảm dần.
Bạn có thể nấu cháo và bột, có thể xay cháo và kèm với một số thực phẩm như trứng, thịt và kết hợp thêm rau xanh được xay trong khẩu phần này. Tuy nhiên, việc nêm nếm gia vị của các mẹ cùng cân chú y theo lứa tuổi của trẻ, bé ngoài 1 tuổi thì mẹ cũng chỉ nên nhỏ 1 vài giọt nước mắm vào trong đồ ăn.
Các món ăn cũng không nên lặp đi lặp lại gây tình trạng chán ăn cho trẻ. Hơn nữa dạ dày trẻ còn yếu nên các loại thực phẩm kết hợp cũng nên lành tính và dễ tiêu hóa để cơ thể bé có thể quen dần.
Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung những loại nước hoa quả hay sinh tố cho bé.
Cho bé ăn dặm là những bước nuôi dạy bé đầu tiên, bởi vậy, bạn cũng nên cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe cho bé vào thời điểm hiện tại và suốt quá trình trưởng thành của con sau này.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.