Những bài thuốc hay từ loại cỏ vứt đi ít ai ngờ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, chúng thường mộc hoang ở các ruộng đồng, vườn tược ở khắp mọi nơi. Cỏ mực có nhiều tác dụng chữa bệnh hữu ích cho sức khỏe nhưng ít người biết được công dụng của nó, vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu  về cây thuốc nam này để có thể sử dụng khi cần nhé.

 

Cỏ mực có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cỏ mực có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cỏ mực trong đông y

Theo y học cổ truyền, cây cỏ mực có vị ngọt, tính bình, mát, chua, tính lương  (mát máu) chỉ huyết vào 2 kinh can thận. Chúng có tác dụng bổ thận âm,. Làm đen tóc, thanh can nhiệt…

Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, họ cúc Asteraceae. Thân cỏ mực có lông cứng, lá mọc đối có lông 2 mặt, dài khoảng 2 đến 8cm, chiều rộng từ 5 – 15mm.

Hoa của cỏ mục hình đầu màu trắng ở kẽ lá hay đầu cành, lá thon dài từ 5 – 6mm có lông. Quả có 3 cạnh, dẹt, có cánh, dài khoảng 3mm, chiều rộng 1,5mm, đầu cụt. Chúng thường mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Sở dĩ loại cỏ này được gọi là cỏ mực bởi vì khi vò nát có nước chảy ra có màu đen như mực.

Thành phần hóa học của cỏ mực: Có chứa tinh dầu (ít), tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit (ecliptin). Có tài liệu ghi rằng trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton, đây là chất curmarin lacton có thể tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

Cỏ mực có tác dụng chống lại discumarin, chống chảy máu tử cung. Cỏ mực không làm tăng huyết áp và giãn mạch, cũng không có độc tố.

co-muc-chua-benh-ho
Cỏ mực chữa ho rất hiệu quả

Công dụng của cỏ mực

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng loại cỏ này để giã vắt lấy nước và uống cầm máu khi bị rong kinh, trĩ ra máu, bị chảy máu.

Cỏ mực được dùng để chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Liều dùng, ngày dùng từ 6 – 12g rồi sắc lấy nước uống hoặc cô thành viên để uống.

Ngoài ra cỏ mực còn được dùng để nhuộm tóc, chữa nấm ngoài da, chảy máu mũi (giã nát đắp lên trán và mỏ ác. Làm chắc răng, chữa trĩ, chảy máu cam (lấy cỏ mực tươi dùng cả cành và giã lấy nước uống).

Cỏ mực còn là cây thuốc nam được dùng để chữa chứng chảy máu mũi  đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán, trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư…

Một nghiên cứu của Viện Dược liệu từng cho thấy tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực. Họ đã ghi nhận nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), giúp cầm máu ở tử cung và tăng trương lực tử cung. Tuy nhiên các dược sĩ cũng khuyến cáo với phụ nữ mang thai bởi nó có thể gây sảy thai.

Cỏ mực có thể kết hợp với các vị khác làm thuốc chữa bệnh
Cỏ mực có thể kết hợp với các vị khác làm thuốc chữa bệnh

Cỏ mực trong một số bài thuốc

Tiêu ra máu: Dùng cỏ mực nướng tán thành bột. Dùng 2 lần ngày, mỗi lần 8g với nước cơm.

Tiểu ra máu: Dùng cỏ mực và mã đề giã lấy nước, uống ngày 3 chén lúc đói hoặc có thể nấu cháo cỏ mực, cách làm lấy 100g cỏ mực bỏ thêm 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Lấy một nắm cỏ mực để cả rễ, giã nhuyễn, sau đó cho vào 1 chén rượu, thành dịch đặc vừa uống nước vừa đắp bã ngoài.

Chảy máu dạ dày và hành tá tràng: Dùng 50g cỏ mực, bạch cập 25g, 15g cam thảo, đại táo 4 quả. Sau đó sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Trị tưa lưỡi ở trẻ: Lấy 4g cỏ mực tươi , 2g lá hẹ tươi giã nhuyễn, lấy nước hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới