Hội chứng “trái tim tan vỡ” được biết đến là một hội chứng phổ biến ở phụ nữ với biểu hiện là khi cảm xúc bị kích thích thì cơ tim sẽ bị căng thắng cấp tính có thể làm chức năng tim suy yếu.
- Cụ ông 70 tuổi được hồi sinh thành công sau khi đã tắc thở
- 80% trẻ mắc tật khúc xạ học đường
- Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến bác sĩ tốn công
Phụ nữ thường hội chứng “trái tim tan vỡ” cao hơn nam giới
Thế nào là hội chứng “trái tim tan vỡ”?
Nghe có vẻ khó tin, nhưng ‘trái tim tan vỡ” không phải là một hiện tượng về cảm xúc và tình cảm khi con người đau khổ về một vấn đề nào đó, nhất là chuyện tình cảm. Mà hơn thế, đây chính là một hội chứng có thật, ảnh hưởng tiêu cực đến chứng năng tim của con người, đặc biệt với thể trạng tâm lý của chị em phụ nữ. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì “trái tim tan vỡ” có thể tự mất đi sau một thời gian nhất định khi bệnh nhân ổn định về tinh thầnvà tránh được trạng thái kích hoạt về cảm xúc. Những cơn căng thẳng cơ tim cấp tính sẽ chấm dứt khi bạn không bị tổn thương về tâm hồn. Bạn Lan, một học viên đang theo học văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm: lần đầu tiên nghe thấy hội chứng “trái tim tan vỡ” mình chỉ nghĩ là một trạng thái của trái tim khi gặp vấn đề tình cảm khó giải quyết nhưng khi biết tin tức mới từ Mayoclinic, bác sĩ thường nhận định “trái tim tan vỡ” được xem như là một cơn nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm. Sau khi họ điện tâm đồ ECG thì thấy điều này không chính xác. Người bị hội chứng này cũng cần được chăm sóc về tim mạch chuyên sâu để phục hồi sớm trong vài ngày đến vài tuần bởi cơ thể bạn lúc này đang tiết ra một lượng lớn adrenaline có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tim và sức khỏe của cơ thể.
Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc hội chứng “trái tim tan vỡ”
Có thể bạn chưa biết chúng ta với áp lực công việc, cuộc sống và thời gian rất dễ mắc các hội chứng “trái tim tan vỡ”. Và nếu như không biết cách kiểm soát cảm xúc thì hội chứng này sẽ khiến bạn thực sự gặp nhiều vấn đề. Theo các thầy thuốc tư vấn chuyên khoa tim mạch thì hội chứng này biểu hiện rất rõ ở những cơn thắt ngực, lồng ngực của bạn lúc này có cảm giác bị đè nén, thở khó. Đặc biệt bạn sẽ có cảm giác cơ thể chuẩn bị phát nổ, muốn giải phóng toàn bộ bản thân. Nhất là với chị em đang đảm nhận những công việc áp lực, thời gian dài và ít có thời gian để chăm sóc bản thân thì càng có nguy cơ cao mắc hội chứng này. Đó là một số công việc đặc thù như bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng viên…Bất cứ cơn đau ngực kéo dài nào đều có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Nếu cơn đau ấy kéo dài thì chính là một cơn nhồi máu cơ tim có thể khiến bạn tử vong bất kỳ lúc nào. Cần đặc biệt lưu ý và thông báo cho người thân để đến bệnh viện ngay lập tức trước khi quá muộn.
Dấu hiệu của “Trái tim tan vỡ”
Bởi vì nếu biết cách ngăn chặn nhanh thì bệnh sẽ được phục hồi cực kỳ nhanh chứ không gây hậu quả như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ mà ta vẫn thường thấy. Theo các cán bộ y tế, hội chứng “trái tim tan vỡ” có thể biến chứng gây ra hiện tượng phù phổi, huyết áp thấp, rối loạn nhịp bên cạnh một cơn nhồi máu cơ tim rõ rệt. Một số cách để điều trị hội chứng này là giúp tim giữ được bình tĩnh, giảm khối lượng công việc mà tim phải thực hiện trong thời gian bằng thuốc.
Như vậy, có thể bạn chưa biết chúng ta rất có thể mắc hội chứng “trái tim tan vỡ” nguy hiểm như nhồi máu cơ tim mà chính chúng ta không biết.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn