Trong thời gian vừa qua, nhiều cha mẹ hoang mang không biết có nên cho trẻ dùng sữa không trước thông tin từ Viện Dinh dưỡng Lâm sàng về tình trạng trẻ bị dị ứng đạm sữa.
- Bật khóc vì Bảo hiểm y tế đột ngột dừng chi trả nhiều thuốc
- Nguy hiểm: Nhiều trẻ bị đuối nước ngay trong nhà do sự bất cẩn của người lớn
- Có nên ăn chay hoàn toàn khi mắc gan nhiễm mỡ?
Hiện tượng dị ứng đạm sữa ở trẻ nhỏ
Nhiều cha mẹ lo lắng khi cho con uống sữa sau khoảng 1 tiếng thì bé bắt đầu nôn trớ và đi ngoài. Cho bé đi khám, các bác sĩ khám bệnh chẩn đoán bé bị dị ứng đạm sữa khiến không ít cha mẹ giật mình. Đó cũng là cảnh báo từ Viện Dinh dưỡng Lâm sàng khi cứ 100 trẻ thì có 2-3 trẻ bị dị ứng đạm sữa và tỉ lệ này ngày càng cao đối với những trẻ có bố mẹ có tiền sử dị ứng hoặc không được bú sữa mẹ.
“Mấy ngày trước, mình cho bé nhà mình uống thử sữa nhưng không bao lâu thì bé bắt đầu nôn trớ và đi ngoài. Khi đến bệnh viện khám, vợ chồng mình hết sức ngạc nhiên khi bác sĩ chẩn đoán thông báo bé bị dị ứng đạm sữa vì chưa bao giờ chứng kiến ai bị dị ứng đạm sữa cả”, chị N.T.H (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ. Không chỉ có chị H mà không ít cha mẹ tỏ ra ngạc nhiên khi nghe đến chứng dị ứng đạm sữa nhưng trên thực tế nó lại là trường hợp khá phổ biến và nhiều trường hợp cha mẹ nhầm lẫn với một số bệnh khác như: nôn trớ, tiêu chảy hay viêm phế quản,…nên các bậc phụ huynh cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện những biểu hiện của bệnh.
Các biểu hiện và nguyên nhân của dị ứng đạm sữa ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dị ứng đạm sữa thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa với biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Ban đầu trẻ nôn trớ, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, thở khò khè, sau đó đau bụng, đi ngoài phân lỏng, chảy nước mũi và mắt. Trong trường hợp trẻ bị nặng sẽ có hiện tượng sốc phản vệ và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Nguyên nhân được nhiều bác sĩ nhận định do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Mặt khác trong đạm sữa có 2 loại protein chính có thể gây ra phản ứng dị ứng nên khi sau khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.
Biểu hiện và nguyên nhân tắc đạm sữa
Giải pháp khi trẻ bị dị ứng đạm sữa
Khi trẻ bị dị ứng đạm sữa, việc đầu tiên mà bác sĩ khuyên bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Bởi nếu để trẻ uống sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò trong thời gian dài sẽ khiến dị ứng có thể lặp lại với mức độ nặng hơn. Theo các bác sĩ từng học Cao đẳng Điều dưỡng Văn bằng 2 cho biết, khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần được bú sữa mẹ nguyên chất càng lâu càng tốt. Trong trường hợp mẹ quá ít sữa hoặc không có sữa cần sử dụng sữa ngoài thì các mẹ cần lựa chọn các loại sữa công thức thủy phân một phần hoặc hoàn toàn như sữa dê, sữa đậu nành, sữa gạo…Trong đó, sữa dê được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao khi kích thước của phân tử đạm sữa dê nhỏ nên dễ tiêu hóa hơn đạm sữa bò. Đồng thời những nghiên cứu từ sữa dê cho thấy thành phần αs1-Casein (dị ứng đạm sữa) trong sữa dê thấp hơn trong sữa bò, cấu trúc của các phân tử αs1-Casein của sữa dê cũng khác so với sữa bò nên việc dị ứng sẽ ít khi xảy ra khi trẻ dùng sữa bò. Tuy nhiên khi có những biểu hiện của bệnh, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để đi kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi.
Việc phát hiện biểu hiện và nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa ở trẻ là một trong những lí do giúp bạn có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng của trẻ. Việc trẻ có thể khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn sữa là điều cần thiết nhưng các cha mẹ hãy lưu ý đến trẻ khi cho trẻ sử dụng nguồn sữa không phải là sữa tự nhiên của mẹ, bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng đạm sữa.
Thực phẩm gây tắc đạm sữa
Hiện tượng dị ứng đạm sữa ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến khi hiện nay số lượng trẻ sử dụng sữa ngoài rất nhiều; cuộc sống bận bịu khiến các mẹ không có thời gian chăm sóc con nhỏ và trẻ không được sử dụng nguồn sữa tự nhiên của mẹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ càng có nguy cơ cao dị ứng đạm sữa. Đồng thời, việc dị ứng đạm sữa sẽ khiến sức khỏe của trẻ ngày càng suy yếu và có thể mắc sang một số bệnh liên quan khác. Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ và cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất để bác sĩ chuyên khoa khám và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh kịp thời.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn