Hiện nay, các trường Đại học Y đang đào tạo sinh viên hệ chính quy theo khung thời gian 6 năm với tất cả các khoa. Theo đó khi giảm xuống 4 năm sinh viên sẽ hoàn thành chương trình học và được cấp bằng cử nhân Y khoa kể cả đối với 2 ngành Y đa khoa và Y học dự phòng.
Đây là ý kiến trong hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực sẽ được trình Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 10 năm nay.
- Bác sĩ kể lại giây phút cứu cháu bé bị tôn cứa cổ
- Chuyến xe cuối cùng của những người bị bệnh viện trả về
- Đỗ Đại học nhiều thí sinh vẫn nhập học Trung cấp Y Dược
Không học có thể đi làm ngay
Nếu sinh viên không có ý định ra trường làm bác sỹ thì sau 4 năm sẽ hoàn thành chương trình học tại nhà trường. Còn nếu những người có ý định làm bác sỹ, khám chữa bệnh cho mọi người cần phải học thêm 2 năm để được lấy bằng Bác sỹ Y khoa sau đó thực tập, trực ban ở bệnh viện.
Kết thúc một năm thực tập, trực ban như người của bệnh viện, những học viên này phải trải qua một kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề nữa mới được vào làm nghề, bắt đầu khám chữa bệnh như một bác sỹ.
Nếu muốn trở thành bác sỹ chuyên khoa thì học viên cần phải học thêm chuyên ngành đó thêm 2 đến 3 năm nữa để lấy bằng hàng nghề chuyên khoa. Tiếp theo đó, nếu muốn trở thành một bác sỹ chuyên khoa sâu, cần phải làm việc tại các bệnh viện từ 2 năm trở lên, thực hiện những công việc, những ca phẫu thuật chuyên khoa để cấp chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn.
Đối với những sinh viên lựa chọn hướng nghiên cứu, mơ ước trở thành nghiên cứu sinh thì sẽ được phân chia ra làm hai hướng đào tạo là đào tạo Thạc sỹ 2 năm tiếp và Tiến sĩ sau khi là nghiên cứu sinh từ 3 đến 4 năm.
Quy chiếu với chương trình đào tạo được dự thảo đề ra với chương trình đào tạo hiện nay thì trình độ cử nhân Y khoa bằng với khung chương trình học cấp độ 6. Bác sỹ Y khoa bằng cấp độ 7, bác sỹ chuyên khoa bằng cấp độ 8.
Còn nhiều vấn đề cần thảo luận.
Dự thảo được đưa ra sau khi nghe ý kiến của nhiều chuyên gia ngành giáo dục đào tạo, bác sỹ trong và ngoài nước. Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhận định: Phương án đổi mới chương trình giáo dục ngành Y như trên có nhiều điểm giống với hệ thống đào tạo tại một số nước trên thế giới.
Đồng thời Phó Thủ Tướng cúng góp thêm ý kiến và đặt một số câu hỏi về chương trình dự thảo đối với những người học xong chương trình đào tạo Y khoa thì sẽ được cấp bằng ngay hay phải thực tập ở các bệnh viện xong mới được cấp bằng.
Nhiều chuyên gia chọn hướng thứ 2 để đảm bảo chương trình đào tạo được chất lượng hơn và góp thêm một số ý kiến là khi sinh viên đi thực tập tại các bệnh viện sẽ được vay tiền đi học và được bệnh viện trả một phần tiền công khi làm việc tại bệnh viện đó.
Một câu hỏi được đặt ra nữa là, tất cả các chứng chỉ nói trên sẽ được cấp 1 lần vĩnh viễn hay chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định? Và ai sẽ là người cấp?
Phó Thủ Tướng cũng bày tỏ mong muốn được nâng cao chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng của các bác sĩ, tăng cường tỷ lệ bác sĩ điều trị cao hơn cho người dân hiện nay. Điều đặc biệt ông nhấn mạnh là phương án đổi mới đã được nghiên cứu khá rõ ràng, có điều là cần lưu ý là thời gian chuyển tiếp dài hay ngắn “”Tôi nghĩ rằng thời gian chuyển tiếp này sẽ ngắn nhất có thể”.
Trang Phạm – ytevietnam.edu.vn