Những khó khăn trong công việc và áp lực từ người nhà bệnh nhân đè nặng lên vai của những người bác sĩ khiến họ không thể nào có một tâm lý thoải mái mà cống hiến hết sức mình vì sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
- Bác sĩ nhận quà của bệnh nhân có vi phạm Y đức hay không?
- Con gái may mắn mới yêu được con trai ngành Y
- Top 3 con giáp nữ ngành sống thực tế nhưng luôn hết lòng vì mọi người
Làm bác sĩ có rất nhiều nỗi khổ mà không phải ai cũng biết
Bệnh viên đôi khi là những trận náo loạn
Đó là một trong những đêm khủng khiếp ở bệnh viện, một người nam thanh niên khoảng 40 tuổi vào phòng cấp cứu lúc 23 giờ đêm hôm qua. Trình dưỡng viên nhanh chóng bấm chuông gọi bảo vệ và công an. Bệnh nhân đang hùng hổ với con dao bấm trên tay, thấy bóng công an liền bỏ chạy.
Cả đêm, ai cũng lo sợ vừa cấp cứu bệnh nhân khác vừa xem bệnh nhân đó có quay trở lại chém giết mọi người để trả thù vì báo công an không, trong khi cửa phòng cấp cứu luôn luôn mở rộng. Những lúc như thế nhân viên y tế và các bác sĩ chỉ biết hồi hộp lo sợ và tiếp tục công việc cứu người chứ biết kêu ai kiện ai. Chỉ có thể là âm thầm chịu đựng vì đó là một bệnh nhân bị say
Nhưng chẳng lẽ hễ say là muốn làm gì thì làm? Hễ có bệnh đến bệnh viện là được quyền khó chịu, cáu gắt hay có thái độ không đúng với nhân viên y tế chăng? Và nhân viên y tế nào cũng phải lễ phép, chịu đựng? Điều đó thật bất công và phi lý.
Có hàng trăm con đường đi, không có đường đi thẳng được thì đi vòng. Nhưng nếu không có chuyên môn vững, kinh nghiệm dày dặn, cái giá phải trả sẽ rất đắt đó là mạng người. Có nhiều khi pháp luật không thể với tới, nhưng luật nhân quả thì luôn công bằng!
Học bác sĩ đa khoa 6 năm. Ra trường làm thực tập nhiều tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ. Và thêm 2 đến 6 năm nếu học sau đại học để có bằng chuyên khoa 1, 2. Có nhiều người để có được bằng tiến sĩ phải mất khoảng thời gian là 10 năm. Thời gian học và nghiên cứu dài lắm và khổ lắm mà chỉ có những sinh viên ngành y mới có thể hiểu hết chứ một hai câu nói chắc cũng không ai có thể cảm nhận được.
Bác sĩ đôi khi còn bị bệnh nhân dọa nạt
Chuyện học khổ chuyện làm còn khổ hơn
Nào là luôn đối mặt với những bệnh nhiễm, viêm gan, lao, HIV …. Nào là sống trong môi trường nhiều chất độc hại tia X, hoá chất, máu và chất thải của bệnh nhân … Nào là bệnh nhân người nhà đòi hỏi, bác sĩ mà không đáp ứng thì bị chửi bới hành hung bạo lực …
Và bạn biết không, tổng lương thưởng của một bác sĩ chuyên khoa 2 khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Còn bác sĩ bình thường 6 triệu, thì bạn có hụt hẫng, thì bạn có dám dấn thân hay để con em dấn thân. Để đủ tiền trang trải cuộc sống, họ phải làm thêm phòng mạch, trực gác thuê…
Và một ngày đẹp trời nào đó, sau khi điều trị bệnh nhân hết bệnh, bệnh nhân đến gửi một phong bì nhỏ để cám ơn kèm theo một cờ líp hối lộ tung lên mạng … Xem như chấm dứt cuộc đời!
Trong cuộc sống vẫn xảy ra những điều vô lí như vậy. Cứ sống và làm việc với trái tim nóng và cái đầu lạnh. Thời gian sẽ trả lời cho tất cả, vì bên cạnh những điều tồi tệ bất công, vẫn còn những điều tốt đẹp để tin yêu và hy vọng.
Ngành Y là ngành cần lắm sự thấu hiểu và cảm thông từ phía người nhà bệnh nhân và xã hội. Sau những lời tâm sự trên hi vọng trong tương lai mọi người sẽ không còn ác cảm với những người bác sĩ.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn