Vỡ òa trong hạnh phúc khi cảm nhận bàn chân nhỏ nhắn của con hằn trên da bụng, nhưng đã bao giờ các mẹ tự hỏi: “Vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ”?
- Điểm danh 10 nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
- Những ưu điểm và nhược điểm đối với sinh thường và sinh mổ
- Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Đối với nhiều người, những cú đạp của con được xem là cách để bé giao tiếp với mẹ và cũng từ cú đá ấy mà mẹ biết được tình trạng hiện tại của con. Điều này như sợi dây liên kết giữa mẹ và bé, để khi tìm hiểu được ý nghĩa vì sao thai nhi đạp trong bụng mẹ thì mẹ muốn vỡ òa hạnh phúc, vội gọi bố áp tai vào bụng mẹ xem con đang làm gì trong đấy.
Con bắt đầu đạp trong bụng mẹ từ khi nào?
Ngày khi được 7 tuần tuổi, thai nhi đã biết vận động nhẹ nhàng các đốt sống cổ. Lúc này, các mẹ sẽ cảm nhận được những củ động của con và khi được 16-18 tuần tuổi trở đi thì mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt những cử động của con trong bụng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bé sẽ có những cú đạp mạnh, sức đạp chân của con tương đương khoảng 2kg khi thai nhi được 20 tuần tuổi và sức đạp sẽ tăng tương đương với 4kg khi ở 30 tuần tuổi. Tuy nhiên, sức đạp của trẻ sẽ giảm xuống chỉ còn 2kg ở những tuần sau đó do thai lớn, không gian trong bụng mẹ đã bắt đầu chật hẹp với những cử động của bé.

Mẹ biết gì từ những cú đạp trong bụng của con?
Con khỏe và phát triển tốt
Những cú đạp trong bụng mẹ có nghĩa là con đang vận động. Những hoạt động diễn ra trong bụng mẹ sẽ giúp bé phát triển các cơ, xương, khớp… Con đạp 4 lần trong 30 phút là bé phát triển khỏe mạnh và mẹ nên vui mừng vì điều này. Tuy nhiên nếu trong 4 tiếng bé cử động chưa tới 10 lần thì các mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn.
Con đang phản ứng với môi trường bên ngoài
Khi mẹ ăn hay uống hay đến những nơi ồn ào, con cũng thường đạp vào bụng mẹ hoặc có những cử động để phản ứng lại với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.
Mẹ vừa ăn xong con sẽ đạp nhiều hơn
Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con đạp nhiều hơn khi vừa ăn xong. Đây là do con đang thích ứng với những thức ăn vừa được đưa vào cơ thể mẹ, đồng thời do được cung cấp dưỡng chất nên trẻ hoạt động nhiều hơn.

Trẻ đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái
Theo các nữ Hộ sinh tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tư thế lý tưởng cho các mẹ bầu là nằm nghiêng. Ở tư thế này, mẹ sẽ cảm nhận được trẻ đạp nhiều hơn do lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi tăng và bé hoạt động nhiều hơn.
Bé sẽ đạp ít hơn sau 36 tuần
Nếu bình thường thai nhi sẽ đạp 20-40 lần mỗi ngày. Nhưng khi sang tuần 36, bé sẽ ít đạp do thai nhi đã lớn và bụng mẹ trở nên “chật chội”
Nhận biết con đang không ổn
Trong trường hợp thai nhi không đạp trong 1 tiếng đồng hồ, hãy nghĩ đến tình huống con đang không ổn do không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường trong cơ thể người mẹ giảm. Lúc này bạn cần đế gặp ngay bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất.
Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cử động của con trong mỗi một thời điểm. Không chỉ thai nhi đạp trong bụng mẹ , bé còn có các cử động khác như: nấc, ngáp, khóc, nuốt, mút, chớp mắt… Để biết rõ tình trạng của con, các bác sĩ đặc biệt lưu ý đến các mẹ cần theo dõi các cử động của thai nhi. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời khi xảy ra những tình huống không như mong muốn.
Nguồn – ytevietnam.edu.vn