Khí hậu Việt Nam mưa ẩm là nguyên nhân dễ gây mốc, nhất là thực phẩm khô khả năng hút ẩm cao. Độc tố sinh ra từ thực phẩm bị mốc gây nguy hại cho sức khỏe như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
- Thiếu máu- bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường
- Cẩn trọng khi dùng Nhân Sâm
Tiếc của dùng thực phẩm đã bị ẩm mốc gây nguy hiểm như thế nào?
Theo đó, các chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo người dân nên biết cách bảo vệ cơ thể khỏi nấm mốc và các thực phẩm không đảm bảo chất lượng khác.
Độc tố nguy hiểm từ thực phẩm nấm mốc
Lạc, đậu, gạo, vừng, mè, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương… là những thực phẩm khô nhà nào cũng có, và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên mùa mưa ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển và tấn công các loại thực phẩm khô.
Độ ẩm không khí cao và nhiệt độ nóng ẩm mùa này là điều kiện đặc biệt thích hợp cho nấm mốc sinh sôi, phát triển mạnh. Thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các thực phẩm đã làm khô sẽ tự sản sinh ra độc tố vi nấm Aflatoxin. Các loại nông sản thường bị nhiễm Aflatoxin là ngũ cốc (gạo, ngô, lúa mì, kê), gia vị (ớt, nghệ, gừng, sả, hạt tiêu đen), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương,…
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, khẳng định nấm mốc chính là nguyên nhân chính sản sinh chất Aflatoxin là loại chất cực độc đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho con người qua một thời gian dài tích tụ từ thực phẩm, dù chỉ là một hàm lượng cực nhỏ. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là đau bụng, nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não, và tim, gan, thận tích tụ mỡ.
Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, độc tố Aflatoxin còn là một trong những chất tích tụ dần và gây ung thư rất mạnh sau thời gian tích tụ, đặc biệt là sẽ tác động đến gan, gây xơ gan và ung thư gan.
Có nên rửa sạch nấm mốc để dùng tiếp thực phẩm hay không?
Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại. Các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Bởi vì các biện pháp chà sát, vo rửa hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc bên ngoài, nhưng một khi độc tố Aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Việc trông đã sạch nấm mốc không đồng nghĩa với việc thực phẩm đã hết độc.
Theo nghiên cứu của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm FDA Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt, kể cả nhiệt cao. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hết được. Aflatoxin không chỉ là chất độc vì là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Các nghiên cứu đã khẳng định Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi.
Vì vậy, các loại thực phẩm khô như đậu, lạc, gạo… mốc dù được rửa sạch nấm mốc bên ngoài và nấu rang lên hay chín ở nhiệt độ cao thì ăn vào vẫn có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Việc chế biến ở nhiệt độ cao cũng chỉ giúp loại bỏ một phần nào chứ không hết được hoàn toàn độc chất này.
Bảo quản thực phẩm tốt và hủy bỏ ngay thực phẩm khi chớm mốc
Theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ các thực phẩm khô, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những tạp chất, hạt giập vỡ, hạt có mầm, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc… Bởi trong quá trình bảo quản nếu có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lành. Hãy bảo quản bằng cách cất giữu nơi khô ráo, thoáng mát, không bị các đồ nhiễm mốc lây lan tới. Vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm như hiện nay thì tốt nhất nên bảo quản thực phẩm khô trong hộp kín, lọ thủy tinh có nắp, hoặc cho vào túi zip, túi chân không, túi nilong, buộc kín.
Thực phẩm khi sử dụng cần kiểm tra kỹ lưỡng, nếu thấy hay nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết vứt bỏ, không được tiếc rẻ để dùng.
Nguồn theo ytevietnam.edu.vn