Thiếu máu- bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Thiếu máu là một bệnh lý rất hay gặp, đặc biệt ở nữ giới. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra thiếu máu và cách khắc phục như thế nào, chúng ta hãy cùng trao đổi với bác sĩ Phạm Văn Hữu- giảng viên trường cao đẳng y dược Pasteur.

Thiếu máu- bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường

Thiếu máu- bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường

Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh thiếu máu hiện nay rất phổ biến, nhưng thực chất bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ

Hemoglobin là thành phần quan trọng của hồng cầu. Do đó thiếu máu xảy ra kể cả ở những người có số lượng hồng cầu bình thường nhưng lượng hemoglobin lại giảm

Hỏi: Triệu chứng thiếu máu là gì?

Thường thì triệu chứng thiếu máu dễ nhận biết như người mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh…

Thường khi mới bị hoặc khi bị thiếu máu nhẹ, các triệu chứng sẽ không được chú ý. Khi triệu chứng nặng lên khi tiếp tục bị thiếu máu

Khi thiếu máu có thể do chế độ dinh dưỡng hoặc sau khi hiến máu, và có thể khắc phục bằng các loại thực phẩm. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân thiếu máu cảnh báo sự nguy hiểm và cần đến gặp bác sĩ

Hỏi: vậy thưa bác sĩ, có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu máu?

Bình thường cơ thể người có quá trình thay cũ đổi mới và tế bào hồng cầu cũng không ngoại lệ. Các tế bào hồng cầu bình thương có tuổi thọ là 120 ngày. Khi có rối loạn về quá trình sinh hồng cầu và hủy hồng cầu thì sẽ bị thiếu máu. Các loại thiếu máu có thể gặp là

Thiếu máu thiếu sắt: sắt là thành phần quan trọng để tạo hemoglobin trong hồng cầu. Nếu bổ sung thiếu sắt thì sẽ gây ra thiếu máu

Thiếu máu do thiếu vitamin: ngoài sắt, cơ thể cần sự tham gia của acid folic và vitamin B12 để tạo hồng cầu. Khi chế độ ăn không đủ vitamin hoặc ở một số người cắt dạ dày, giảm khả năng hấp thu vitamin B12 thì cũng bị thiếu máu

Thiếu máu do bệnh mạn tính: một số bệnh mạn tính có thể gây ra thiếu máu như suy thận mạn, ung thư

Thiếu máu do bệnh của tủy xương: bệnh của tủy xương thường kéo theo sự ảnh hưởng của cả ba dòng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Ví dụ như bệnh máu trăng hay còn được gọi là leucemia, dòng bạch cầu tăng đột biến nhưng dòng hồng cầu và tiểu cầu giảm nhiều

Thiếu máu do bất thường của hồng cầu: hồng cầu bình thường có dạng đĩa lõm hai mặt. Trong một số trường hợp bất thường về gen cấu trúc sẽ gây ra tình trạng hồng cầu hình liềm hoặc hình cầu, làm cho hồng cầu khó di chuyển trong mao mạch, gây vỡ hồng cầu.

Bệnh thiếu máu tan huyết: có thể gặp ở trẻ em khi bất đồng nhóm máu mẹ con hoặc do thiếu enzym bảo về màng tế bào hồng cầu gây ra tình trạng vỡ hồng cầu khi dùng một số loại thuốc: thuốc điều trị lao…

Thiếu máu- bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường

Thiếu máu do dùng thuốc: methotrexat điều trị cho bệnh nhân viêm khớp dang thấp hoặc dùng thuốc kháng sốt rét tổng hợp…

Ngoài ra thường ở nữ giới hay gặp thiếu máu do mất máu qua kinh nguyệt hàng tháng, khi mang thai, những người công nhân hầm mỏ do nhiễm giun móc, giun mỏ…

Hỏi: vậy tức là phụ thuộc vào nguyên nhân thì sẽ có cách điều trị khác nhau?

đúng vậy. Khi xác định bệnh nhân có tình trạng thiếu máu thì cần làm các xét nghiệm để kiểm tra nguyên nhân thiếu máu là gì.

Nếu thiếu máu do thiếu sắt, hay thiếu vitamin thì cần bổ sung sắt, vitamin thông qua các thực phẩm chức năng hoặc thông qua các thực phẩm. Tuy nhiên nếu tình trạng thiếu máu vân tiếp tục kéo dài thì cần tìm xem có nguồn chảy máu mạn trong cơ thể không

Các trường hợp khác, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ có hướng điều trị khác nhau. Ví dụ bệnh nhân bị thiếu máu do nguyên nhân tủy sống có thể hóa trị liệu hoặc cấy ghép tủy sống, bệnh nhân suy thận có thể bổ sung erythropoetin…

Ngoài ra thiếu máu là tình trạng thường gặp nên luôn phải bố sung các loại thực phẩm cần thiết đặc biệt ở trẻ em,phụ nữ, phụ nữ mang thai, những người ăn chay nghiêm ngặt

Sắt: có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau có màu xanh đậm: rau ngót, rau muống…

Acid folic: trong các loại rau xanh đậm, trái cây…

Vitamin B12: thịt , các sản phẩm từ sữa

Vitamin C: tăng khả năng hấp thu sắt, có nhiều trong ổi, hoặc họ cam, quýt

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới