Thức khuya dường như đã trở thành một thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên việc thường xuyên thức khuya có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mà bạn không nên chủ quan.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Cảnh báo tác hại khôn lường của việc thức khuya
Dường như mọi người – đặc biệt là giới trẻ chúng ta – chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của việc ngủ có khoa học nên vẫn thức đêm nhiều ngày liền, thay đổi nhịp sinh học dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thức khuya có thể gây ra các tác hại gì?
Theo cô Lê Thị Hạnh giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết việc giữ thói quen thức khuya có thể gây ra rất nhiều tác hại có thể kể đến như:
- Uể oải, ù tai, chóng mặt, mắt mờ, khó tập trung chú ý vào công việc. Bạn có thể bị nhức đầu hoặc cảm giác choáng váng vào sáng hôm sau khi thức giấc
- Nóng nảy, cáu kỉnh (cơn nóng giận dường như là rất khó kìm chế).
- Đau mỏi cơ bắp, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đặc biệt đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
- Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Ban đêm là khoảng thời gian da tái tạo tế bào nhanh hơn ban ngày. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng. Hơn nữa do bất thường ở hoạt động điều tiết của da sẽ khiến da nhanh bi lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu, nổi mụn.
- Gây hại cho mắt
Ban đêm là thời gian để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, thức khuya lại khiến mắt phải làm việc thêm, đồng thời trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, khô mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng, giảm thị lực…
- Thức khuya hay ngủ ít có thể gây thêm các tác hại khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực,…
- Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Định giảng viên ngành Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài tiết chất độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Từ 1h – 3h sáng là thời gian mật bài tiết chất độc, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say. Thời gian tủy sống tạo máu trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 4 giờ sáng, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
Từ 3 – 5h sáng là thời gian bài tiết chất độc trong phổi. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội không kiểm soát được vào thời gian này. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người. Ngoài 5 giờ sáng là lúc ruột già bài tiết chất độc nên sau khi thức giấc bạn nên đi đại tiểu tiện để đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể,
Đứng trước những tác hại lớn đối với sức khỏe và sắc đẹp như vậy nên các bạn hãy bỏ thói quen thức quá khuya và ngủ đúng giờ, đủ giấc nhé!
Nguồn ytevietnam.edu.vn