Giai đoạn bé nhà bạn mọc răng đầu đời sẽ rất khó chịu, chúng làm bé đau đớn, buốt nhức, sốt cao, mệt mỏi… và thậm chí là bỏ ăn. Nếu không kịp thời khắc phục tình trạng này, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé.
- 4 loại thực phẩm giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn
- Những căn bệnh phổ biến mà mẹ bầu dễ mắc khiến bé bị dị tật
- Khi bé bị ho cần tránh những loại thực phẩm gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng thời kỳ 4 – 8 tháng
Bé nhà bạn mới chỉ nhú được 2 chiếc răng cửa nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm sinh lý. Vì đây là giai đoạn đầu bé mọc răng nên cơ thể bé lần đầu tiếp xúc với sự thay đổi mạnh mẽ như vậy.
Nướu, lợi của bé bị sưng, tấy đỏ, một vài trường hợp còn có tình trạng loét khiến bé đau đớn, ăn uống không ngon nên bỏ bữa, chán ăn. Mẹ cần cho bé uống đủ sữa giống như bình thường đồng thời cho bé ăn thêm một số thực phẩm ăn dặm mềm như cháo, ngũ cốc, lòng đỏ trứng.
Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng thời kỳ 8 – 10 tháng
Hàm trên của bé đã bắt đầu nhú thêm 2 cái giống như răng thỏ. Bé nhà bạn có thể sẽ hay nghiến đầu ti, thích gặm nhấm vì giai mọc răng này khiến bé dễ bị kích động do áp lực tinh thần vì ít ngủ, khóc nhiều vì đau đớn.
Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng cho bé mọc răng tăng cao, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé bằng nhiều thực phẩm có tính mềm, ướt. Để bé hấp thụ được nhiều chất hơn mà không gây áp lực ăn uống cho tinh thần cũng như sức khỏe của bé mẹ nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ.
Các loại thực phẩm được gợi ý nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bé mọc răng thời kỳ này là khoai tây, bí đỏ, cà rốt, trứng gà, đậu hũ, khoai lang, các loại thịt xay nhỏ… ngoài ra để làm mát cơ thể bé hơn, mẹ nên ép nước hoa quả cho bé uống thường xuyên.
Dinh dưỡng cho bé mọc răng thời kỳ 11 – 13 tháng
Bé đã vào giữa giai đoạn mọc răng đầu đời, lúc này bé đã mọc từ 6 đến 8 chiếc răng. Bắt đầu từ giai đoạn này đến giai đoạn sau tiếp răng sẽ mọc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Lúc này cảm giác đau đớn cũng giảm dần so với các giai đoạn trước.
Mẹ nên kích thích sở thích ăn uống của bé bằng nhiều thực đơn hấp dẫn trong giai đoạn này. Ngoài những thực phẩm như giai đoạn trước mẹ nên cho bé ăn thêm rau để tránh tình trạng táo bón, làm cơ thể bé mát hơn.
Những thực phẩm này giúp mẹ và bé vượt qua giai đoạn mọc răng đầu đời một cách an toàn và hoàn hảo nhất.
Dinh dưỡng cho bé mọc răng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, triệu chứng chán ăn của bé đã giảm sút mà còn có thể bé ăn nhiều hơn và có sở thích gặm nhấm đồ vật, nghiến ti mẹ rất đau. Mẹ nên chăm chút thực phẩm cho bữa ăn của bé thêm phần phong phú giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
Thực đơn của bé không cần phải nghiền nát kỹ như những giai đoạn trước mà nghiền nát vừa để bé có thể nhai được một cách dễ dàng. Một số thực phẩm mẹ cần quan tâm như thịt, trứng, bánh mỳ, cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột, dầu ô liu…
Đừng quá lo lắng, những thực phẩm trên đây sẽ giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé mọc răng từng giai đoạn cụ thể, cung cấp sức mạnh để vượt qua thử thách đầu đời một cách dễ dàng.
Trang Phạm – ytevietnam.edu.vn