Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh, chính vì vậy việc nắm được nguyên nhân và biểu hiện của bệnh là mấu chốt quyết định đến hiệu quả cuối cùng.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thoát vị đĩa đệm gây nên hiện tượng chèn ép cột sống bao xơ nứt rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội. Bệnh xảy ra chủ yếu ở vùng cột sống cổ và lưng. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

  • Lão hóa: Lão hóa được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, khi quá trình lão hóa khả năng tổng hợp sợi collagen và mucopolysaccharide của đĩa đệm càng giảm gây ra thoát vị đĩa đệm nhanh hơn.
  • Nghề nghiệp: những người làm việc trong tư thế gò bó, rung xóc, quá ưỡn, quá gù, vẹo cột sống… như lái xe, công nhân, nông dân, văn phòng khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Sai tư thế: Sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm, việc thường xuyên ngồi gập cổ, lưng, nâng vật nặng bằng lưng và cổ vai, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, nghe điện thoại bằng vai và tai…
  • Chấn thương: Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xảy ra bởi những chấn thương mạnh như tai nạn, trượt ngã, bị đánh, chơi thể thao quá sức…
  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Chế độ ăn uống không khoa học, di truyền, béo phì, mang thai… cũng là những nguyên nhân phổ biến.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, Thoát vị đĩa đệm cột sống thường có biểu hiện đau thắt lưng hoặc cổ để phỏng đoán bệnh. Ngoài ra bệnh nhân thoát vị đĩa đệm còn có một số biểu hiện sau:

Đau cột sống cấp và mạn tính: Cơn đau cổ hoặc thắt lưng có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ âm ỉ, dữ dội, cơn đau thoát vị đĩa đệm tại vị trí sẽ xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Biến dạng cột sống: cột sống cổ hoặc lưng mất ưỡn, có biểu hiện “góc gãy” (tức khó cúi do cơ chế chống đau phản xạ), gù lưng…

Hạn chế tầm vận động: Theo những tin tức y tế mới nhất, người bệnh thoát vị đĩa đệm khó khăn khi vận động, biên độ chuyển động của các động tác kém, gập lưng <110 độ, xoay < 24 độ, nghiêng < 20 độ, cúi xuống tay không chạm đất, các động xoay chuyển cổ không vượt quá 45 độ.

Hội chứng rễ thần kinh: đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh, ở cổ thì đau vai gáy lan xuống cánh tay, thoát vị đĩa đệm lưng thì đau từ thắt lưng xuống một bên chân.

Tổn thương rễ thần kinh: giảm và mất dần phản xạ cánh tay hoặc chân, giảm nhiệt độ da, loạn dinh dưỡng da, không phân biệt được nóng lạnh…

Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm Piroxicam, Diclofenac, Celecoxib… và thuốc giãn cơ Sirdalud, Decontractyl… Vitamin nhóm B (B1, B6, B12), thực phẩm chức năng, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Misoprostol, Rebamipide…

Ngoài ra, một số biện pháp được thực hiện như sóng cao tần radio, laser, diện chuẩn, cấy chỉ… cũng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm khá tốt. Bệnh nhân sẽ có chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép đuôi ngựa hoặc rễ thần kinh quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật để loại khối thoát vị.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới