Hiến tạng cứu người là một nghĩa cử cao đẹp đầy tính nhân văn, tuy nhiên hiện nay đa số người dân chưa hiểu nhiều về hiến tạng cũng như thủ tục hiến tạng.
- Quốc gia đầu tiên vận chuyển tạng bằng đường hàng không dân dụng
- Số lượng người đăng ký hiến tạng tại Việt Nam đang tăng mạnh
- Ghép tạng và câu chuyện của những tấm lòng nhân ái
10 điều cần lưu ý khi muốn hiến tạng cứu người
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cứu người bằng cách đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời là nghĩa cử cao đẹp đầy tính nhân văn, đặc biệt khi hiện nay ở nước ta mỗi ngày có hàng ngàn người bệnh đang mòn mỏi chờ được ghép tạng.
Theo các bác sĩ tư vấn, dưới đây là những điều mà người dân cần hiểu về hiến tạng và thủ tục hiến tạng.
Những điều cần biết về hiến tạng.
1- Địa chỉ hiến tạng: Hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều có thể tiếp nhận đơn đăng ký hiến tạng. Nếu bạn có thắc mắc có thể liên hệ Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hoặc liên hệ đơn vị điều phối tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để được tư vấn, giải đáp.
2- Thủ tục: Thủ tục hiến tạng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác và cùng người làm chứng (người thân trong gia đình) ký tên. Những người đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự là có thể đăng ký hiến tạng.
3- Người cao tuổi cũng có thể đăng ký hiến một phần mô, tạng (như giác mạc, gan, thận…) sau khi chết não.
4- Theo Tin tức Y học mới nhất, việc hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện, do vậy sẽ không có chế độ bồi dưỡng cụ thể nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đơn đăng ký hiến tạng không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý, vì thế người đã đăng ký hiến tạng có thể thay đổi quyết định bất cứ lúc nào.
5- Có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thận, phổi… Vì thế một người chết não hiến tạng có thể cứu sống hàng chục người khác.
6- Trước khi tiến hành lấy nội tạng để cấy ghép, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng của cơ thể người hiến tạng. Những người mắc các bệnh như viêm gan, lao, HIV… không đủ điều kiện để tham gia hiến tạng.
7- Hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim… đều chỉ bảo quản được từ vài giờ đến không quá một ngày, do vậy việc hiến tạng phải được thực hiện ngay sau khi người hiến qua đời do tai nạn, chết não.
Hiến tạng phải được thực hiện ngay sau khi người hiến qua đời do tai nạn, chết não
8- Hiến và ghép tạng không nhằm mục đích thương mại. Việc mua bán nội tạng như gan, thận… là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế.
9- Có thể hiến tạng khi còn sống, gồm hiến thận hoặc một phần gan mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người hiến tạng khi còn sống sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ hoàn toàn miễn phí.
10- Hiện nay Việt Nam có khoảng 6.000 người được chỉ định ghép thận, 1.500 người cần ghép gan và khoảng 6.000 người đang chờ ghép giác mạc.