Các vết bỏng gây không ít tổn thương cho khổ chủ cả về mặt thẩm mỹ lẫn tinh thần, để hạn chế việc các vết bỏng hình thành sẹo lồi, sẹo xấu bệnh nhân cần hết sức chú ý chăm sóc vết bỏng.
- Những kỹ năng sơ cứu người khẩn cấp ai cũng nên biết
- Hiện tượng “nuốt lưỡi” là gì và cách sơ cứu nạn nhân như thế nào?
- Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Tổng hợp biện pháp điều trị bỏng không để lại sẹo
Nguyên nhân, phân loại bỏng theo từng cấp độ
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bỏng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, bỏng cũng là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng, làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi. Có nhiều loại bỏng, dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô, bao gồm:
- Bỏng độ 1 – Bỏng ở bề mặt: Đây là cấp độ bỏng có tổn thương nhẹ nhất, có dấu hiệu bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng và có thể lành lại sau vài ngày.
- Bỏng độ 2 – Bỏng một phần da: Biểu hiện đó là lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành.
- Bỏng độ 3: Đây là mức nghiêm trọng nhất, khi toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Nếu không may bỏng ở cấp độ này, người bị bỏng cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào mức độ bỏng mà bệnh nhân có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể như sau:
- Bỏng độ I: triệu chứng gồm đỏ, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng;
- Bỏng độ II: xuất hiện bóng nước, sau đó rất đỏ và đau. Một số bóng nước vỡ, làm cho vết thương trông rất ướt. Theo thời gian, mô dạng vảy mềm và dày (dịch tiết sơi huyết) có thể phát triển trên vết thương;
- Bỏng độ III và độ IV: vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ.
Có nhiều biện pháp giúp vết bỏng nhanh chóng liền miệng, không để lại sẹo
Tổng hợp biện pháp điều trị bỏng không để lại sẹo
Để hạn chế được tình trạng bỏng Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp một số biện pháp giúp bạn hạn chế sẹo do bỏng gây ra:
- Sử dụng nghệ tươi kết hợp mật ong
Đây là công thức dân gian cần thời gian phục hồi lâu và kiên trì của người trị. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 thìa mật ong (có thể thay thế bằng nước cốt chanh) cùng 1 nhánh nghệ tươi. Dùng nghệ tươi giã nhỏ ép lấy phần nước. Trộn chung nước nghệ nguyên chất vừa tạo cùng mật ong để thành hỗn hợp trị sẹo bỏng. Thoa hỗn hợp mật ong và nghệ tươi nhẹ nhàng xung quanh vết sẹo. Sau đó rửa lại với nước sạch.
- Sử dụng đu đủ
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, trong đu đủ có nhiều vitamin C, B1 giúp làm mịn và cải thiện da, cần độ kiên trì và kết hợp với các phương pháp khác. Dùng đu đủ chín xay nhuyễn có thể thêm vào nước cốt chanh để tăng hiệu quả làm mờ sẹo. Dùng hỗn hợp để đắp lên chỗ da bị sẹo do bỏng lâu năm. Để trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút cho các dưỡng chất ngấm sâu nuôi dưỡng rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn