Gãy xương đùi: Nguyên nhân và triệu chứng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gãy xương đùi là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng cần được xử trí ngay lập tức nếu không sẽ có nhiều tai biến xảy ra. Gãy xương đùi có nhiều loại nhưng đều là những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Gãy xương đùi là gì?

Bài viết bởi Chuyên gia y tế Phương Lâm, Giảng viên khoa Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM chia sẻ kiến thức y tế về vấn đề “gãy xương đùi” đến bạn đọc!

Gãy xương đùi là gì?

Xương đùi là một xương lớn và quan trọng của cơ thể. Xương đùi phải chịu một lực rất lớn trong cơ thể bởi nó chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Gãy xương đùi có thể tại nhiều vị trí khác nhau và đều là những cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm. Đặc biệt gãy xương đùi hở là nghiêm trọng nhất bởi không chỉ gây gãy xương mà còn tổn thương thứ phát nhiều cơ, mô liên kết xung quanh. Bệnh nhân rất dễ bị sốc do mất máu và do đau, khi phát hiện gãy xương đùi nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện chuyên khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây gãy xương đùi

Xương đùi là một xương rất chắc khỏe nên để cho xương đùi có thể gãy phải cần một lực rất lớn mới đủ để làm gãy xương. Nguyên nhân gây gãy xương đùi hàng đầu hiện nay chủ yếu là do tai nạn giao thông. Ngoài ra có thể là do những tai nạn trong quá trình lao động do máy móc gây đè ép vào gây gãy xương, bị xe tông khi đi bộ, té ngã từ trên cao hoặc do đạn bắn vào chân. Đối với những người lớn tuổi thì nguyên nhân gây gãy xương đùi chủ yếu là do ngã bởi xương lúc này rất yếu nên chỉ cần lực tác động nhỏ có thể làm gãy xương. Nếu vết gãy nằm ở dọc thân xương đùi thì gọi là gãy thân xương đùi.

Gãy thân xương đùi thường gặp nhất gồm có những kiểu sau:

  • Gãy chéo: là gãy theo một đường chéo tạo một góc trên thân xương đùi.
  • Gãy ngang: chính là vết gãy là một đường thẳng nằm ngang qua thân xương đùi.
  • Gãy vụn: là xương bị gãy vỡ thành nhiều mảnh có thể là ba mảnh hoặc nhiều hơn. Lực tác động lên thân xương càng lớn thì càng nhiều mảnh vỡ.
  • Gãy xoắn: đường gãy trên thân xương tạo thành các đường sọc xoắn quanh thân xương như quanh cây kẹo. Để tạo ra kiểu gãy xoắn như thế này thì cần một lực xoắn tác động vào đùi.

Triệu chứng gãy xương đùi

Những bệnh nhân bị gãy xương đùi thường có những dấu hiệu triệu chứng rất rõ ràng. Sau khi bị tác động vào chân trong tai nạn có thể nghe thấy tiếng xương gãy “rắc”. Đôi khi không thể nghe được âm thanh này bởi những âm thanh xung quanh gây ồn khiến người bệnh không biết. Chuyên gia y tế Phương Lâm, ngành Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM chia sẻ tại tin tức y tế về triệu chứng gãy xương đùi như sau:

Kết quả phim X-quang trên bệnh nhân bị gãy xương đùi 
  • Bệnh nhân thấy đau dữ dội bên chân bị gãy, đau có thể khiến bệnh nhân bị sốc, ngất đi.
  • Chân của bệnh nhân không thể vận động bình thường được, những vận động gấp, duỗi, xoay đùi và cẳng chân không thể thực hiện được.
  • Bệnh nhân bị sốc do mất máu, do đau, da xanh tái, niêm mạc nhợt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt. Trong trường hợp nặng bệnh nhân mất máu nhiều có thể không bắt được mạch và không đo được huyết áp.
  • Đùi bên chân gãy thấy sưng to nhanh hơn, chân bên gãy cũng ngắn hơn bên chân lành.
  • Đối với gãy xương hở thì có thể nhìn thấy đầu xương trắng lồi ra bên ngoài mặt da, còn nếu là gãy xương kín có thể thấy đầu xương trồi lên sờ thấy gợn tay, bàn chân bị đổ vào sát mặt giường bên chân gãy.

Gãy xương đùi cần được xử trí sơ cứu ngay để có thể phòng tránh những nguy cơ biến chứng thứ phát xảy ra. Những trường hợp bị gãy hở yêu cầu phải có kinh nghiệm sơ cứu nếu không tình trạng càng xấu hơn. Đây là một cấp cứu ngoại khoa có thể cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Nguồn: https://ytevietnam.edu.vn/

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới