Hành trình mọc răng hàm của trẻ và chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể bị sốt, lợi sưng đau, chảy nước dãi, quấy khóc. Lúc này cha mẹ không nên quá lo lắng và cần giúp con chăm sóc răng miệng đúng cách.

Hành trình mọc răng hàm của trẻ
Hành trình mọc răng hàm của trẻ

Trình tự mọc răng của trẻ

Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6 đến 7 tháng tuổi và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới. Tuy nhiên không phải bất kỳ trẻ nào cũng theo trình tự mọc răng này, có trẻ mọc sớm có trẻ mọc muộn tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.

Bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt cho biết, trong quy trình mọc răng của trẻ, chiếc răng hàm trên đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng đến 19 tháng và đối với răng hàm dưới đầu tiên sẽ mọc trong khoảng 14 tháng đến 18 tháng. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 – 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 – 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.

Dấu hiệu biểu hiện khi trẻ mọc răng hàm

Một vài dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dễ nhận biết các mẹ cần nắm được để từ đó phát hiện sớm, có cách chăm sóc con em mình sao cho phù hợp bao gồm:

  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Nướu sưng đỏ, to, đau nhức.
  • Sốt nhẹ.
  • Quấy khóc.
  • Thích nhai, thích cắn, thấy bất cứ vật dụng nào trong tầm tay trẻ đều cho vào miệng cắn.
  • Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.
  • Thức đêm không ngủ.
  • Tiêu chảy…
Cha mẹ cần lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng cho con
Cha mẹ cần lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng cho con

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm

Các bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến trẻ trong giai đoạn này. Bác sĩ tại fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn mọc răng hàm như sau:

– Đừng bắt ép trẻ phải ăn, hãy chia bữa của trẻ thành 6 đến 8 bữa thay vì 3 đến 4 bữa như bình thường.

– Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Với hoa quả bạn nên ép lấy nước để hơi mát, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu, với đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của trẻ đỡ sưng đau hơn rất nhiều.

– Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng hàm cũng là điều hết sức bình thường. Nếu trẻ sốt 38 độ, 38,5 độ mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu dùng thuốc hạ sốt hãy xin phép ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn.

– Với trẻ sơ sinh thì mẹ hãy cho trẻ bú tích cực hơn. Nếu không bú hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.

– Tiêu chảy cũng có thể một trong những dấu hiệu gặp phải khi trẻ mọc răng hàm. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác do đó các bậc phụ huynh nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý khi cần. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

– Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi trẻ vừa ăn.

– Khi trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.

– Đừng để trẻ nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu trẻ nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến trẻ bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Trong trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới