Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm chỉ nên coi là phương án cuối cùng sau khi những cách chữa trị khác thất bại. Vật lý trị liệu sẽ là một giải pháp bạn có thể áp dụng chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật.
- Bác sĩ giúp bạn nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm
- Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
- Mách bạn chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách bấm huyệt
Công dụng của vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng, giúp hỗ trợ bệnh nhân duy trì, phục hồi và cải thiện, khả năng sinh lý. Cách chữa này giúp bệnh nhân giảm đau, giảm co thắt cơ, phục hồi chức năng sinh hoạt, làm phẳng và kéo các chỗ bị lồi nhân đĩa đệm vào trong khoảng đĩa đệm…
Tùy vào tình trạng và cơ địa của người bệnh, các bác sĩ hoặc thầy thuốc sẽ chỉ định phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với từng người. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống.
Kéo giãn giảm áp cột sống
Phương pháp này có tác dụng tạo ra áp lực âm trong lòng đĩa đệm để giải nén, giúp nhân nhầy đĩa đệm chuyển về vị trí tự nhiên ban đầu. Hiện nay có nhiều bài tập để kéo dãn cột sống, bên cạnh đó có thể sử dụng các loại móc công nghệ được sử dụng trong điều trị kéo giãn giảm áp cột sống.
Trị liệu bằng các loại sóng
Sử dụng sóng ngắn giúp tăng cường tuần hoàn trong các mô, từ đó gia tăng dinh dưỡng đến các vùng tổn thương, giúp loại bỏ các chất gây viêm để điều trị Bệnh thoát vị đĩa đệm
Siêu âm có công dụng làm màng tế bào rung lên, thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường hoạt động màng, và dinh dưỡng cục bộ, giảm viêm, giảm đau.
Kích thích điện
Kích thích điện được sử dụng khi người bệnh đau, các cơ đang co thắt. Khi này dòng điện sẽ có tác dụng ức chế dây dẫn truyền thần kinh lên não đồng thời giảm cơn đau.
Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân bị đau cấp tính, các cơ co thắt. Dòng điện giúp làm giảm đau nhanh chóng nhờ làm ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não, giảm co thắt của cơ.
Vận động trị liệu
Các bài tập trị liệu sẽ được các bác sĩ hoặc chuyên gia thiết kế để khôi phục sự cân bằng cho hệ xương khớp bị phá vỡ vì những tư thế không đúng hay thói quen sinh hoạt không khoa học của người bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi người sẽ được chỉ định để điều trị.
Trị liệu Laser
Trị liệu bằng laser có tác dụng kích thích sâu các mô trong khớp, tái tạo lại phần sụn, các mô của khớp gối. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm, tăng cường hồng cầu, thúc đẩy quá trình phục hồi cho người bệnh nhanh hơn.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn