Suy tim là căn bệnh nguy hiểm. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh suy tim sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trụy mạch…và dẫn đến tử vong.
- Bí kíp phòng bệnh gối đầu giường cho người người già.
- Bác sĩ cảnh báo 6 bệnh nguy hiểm từ chảy máu cam
- Mẹo hay giúp chị em giảm nhanh cơn đau bụng kinh mà không cần thuốc
Bệnh suy tim vô cùng nguy hiểm.
Nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều người bệnh chủ quan, lại chưa có nhiều kiến thức về bệnh học nói chung cũng như các bệnh về tim nói riêng. Nhiều người có tâm lý ngại đi viện khám, nên bệnh suy tim thường được phát hiện khi đã có những biểu hiện bệnh nặng ở giai đoạn muộn và lúc này quá trình điều trị trở nên rất khó khăn và tốn kém.
Bệnh suy tim là gì?
Tim được các bác sĩ đánh giá là bộ phận quan trọng của cơ thể, là trung tâm của toàn hệ thống tuần hoàn. Hoạt động của tim nó ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Thông thường, tim có nhiệm vụ co bóp để vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Vậy nên bệnh suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn.
Triệu trứng của bệnh suy tim
- Khó thở:
Khó thở là triệu chứng đầu tiên và hay gặp nhất của Bệnh suy tim. Biểu hiện khó thở thường xảy ra khi nằm hoặc tư thế đầu thấp,hoặc khi gắng sức. Lúc này người bệnh có cảm giác như: thở gấp, hụt hơi, hồi hộp, tức thở. Khi người bệnh bị Suy tim càng nặng thì càng khó thở nhiều.
- Mệt mỏi:
Cơ thể nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi vận động, là những dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang bị suy yếu.
- Tiểu đêm:
Tiểu đêm nhiều lần mặc dù không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim, nhưng đây cũng là một triệu trứng của suy tim mà bạn cần lưu ý.
- Chán ăn, buồn nôn:
Không chỉ những bệnh về tiêu hóa mới có các biểu hiện như buồn nôn, chán ăn…mà bệnh nhân suy tim cũng có các biểu hiện như trên.
- Ho:
Tình trạng ho dài, dai dẳng mà không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của Bệnh suy tim. Ho trong suy tim là khó khạc đờm hoặc ho khan.
Ho nhiều cũng là một triệu chứng suy tim.
- Phù:
Về biểu hiện phù, khi mới bắt đầu, người bệnh cảm thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiếu thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật.
Nguyên nhân bệnh suy tim
Theo Tin y học nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: thiếu máu nặng do mất máu cấp, tăng huyết áp, do tan máu cấp,ngộ độc, bệnh cường giáp…Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó.
Các cách điều trị bệnh suy tim
- Theo Tây y:
Trong suy tim, máu thờng ứ lại ở các cơ quan ngoại biên nên rất dễ tạo thành các cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn và từ đó gây ra những tai biến tắc nghẽn mạch máu.
Vì vậy, người ta phải dùng thuốc chống đông không những trong những trường hợp cấp tính như tắc động mạch phổi, não, chi… mà còn phải điều trị dự phòng trong các trường hợp suy tim có tim to, nhất là trong các trường hợp có thêm rung nhĩ.
Việc sử dụng những iệu pháp điều trị theo y học hiện đại mục đích nhằm giúp tăng sức co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim, hoặc làm giảm dẫn truyền trong tim.. giúp tim hoạt động bình thường trở lại.
Bệnh suy tim thường xảy ra ở người già.
- Theo Đông y:
Bên cạnh việc dùng thuốc tây y thì nhiều người đã áp dụng các bài thuốc chữa Bệnh suy tim bằng đông y. Tùy vào từng thể bệnh, mức độ cụ thể mà có bài thuốc chữa bệnh phù hợp.Những bài thuốc theo Đông y đều từ thảo dược tự nhiên, an toàn lại hiệu quả.
Ngoài ra đối với những bệnh nhân suy tim thì bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển.
Người bệnh suy tim cần ăn nhạt, nên bổ sung rau xanh củ quả, tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn