Phải được nghe lại được những câu chuyện về người bác sĩ đáng kính, mới nhận ra được tâm hồn giàu lòng nhân ái của ông.
- Đừng học ngành Y nếu bạn không đủ dũng cảm
- Chuyện lần đầu giải phẫu tử thi của sinh viên ngành Y
- Con trâu “trả” viện phí và tấm lòng người bác sĩ
Ca mổ oan nghiệt
Ca mổ trong đêm, nhiều bác sĩ phải chịu trách nhiệm
Câu chuyện 16 năm về trước vẫn luôn là nỗi buồn không nguôi trong lòng bác sĩ Bảng. Đêm ngày 17/9/2000, sản phụ Nguyễn Thị Âu, 38 tuổi, ở tỉnh Long An được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng rất yếu. Ca trực đêm hôm đó gồm có 4 nữ hộ sinh, tuy nhiên sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các nữ hộ sinh đã không thông báo cho bác sĩ trực lại theo dõi không sát về diễn biến bất thường của người mẹ.
Khi sản phụ rơi vào tình trạng nguy hiểm, các bác sĩ tiến hành ca mổ nhưng không kịp. Tim người sản phụ đã ngừng đập. Sau sai lầm đó, phó giám đốc Bùi Kim Bảng mới nhận được tin báo về sự việc. Ông nhanh chóng đến bệnh viện và tìm hiểu nguyên nhân. Trường hợp này là do các bác sĩ đã không kịp thời mổ khiến tử cung vỡ, cả mẹ và con đều tử vong. Với bác sĩ Bác, đây là một sai lầm rất lớn của ngành Y.
Bác sĩ đưa ra quyết định bất ngờ
Trong tình hình nguy cấp lúc đó, ca mổ nằm ngoài quyền kiểm soát của Ban giám đốc. Các văn bản xử lý vụ việc xử lý các nữ hộ sinh và các bác sĩ trực ngày hôm đó. Tuy nhiên, bác sĩ Bùi Kim Bảng lại đưa ra quyết định khiến tất cả mọi người đều bất ngờ: “Tôi nộp đơn xin từ chức vì đã không hoàn thành nhiệm vụ trong sự việc nêu trên.”
Sau quyết định của bác sĩ, ai cũng tự hiểu được nỗi day dứt của ông. Vì lương tâm nghề nghiệp, ông không thể chối bỏ được trách nhiệm của bản thân. Mọi sai lầm đều do sự quản lý chưa tốt ở bệnh viện. Hành động của ông là một bài học đắt giá cho rất nhiều đồng nghiệp – những bác sĩ làm công việc cao quý.
Tận tình, yêu thương người bệnh
Bác sĩ là những người luôn yêu thương bệnh nhân của mình.
Dù không còn là bác sĩ mang trọng trách lớn trong bệnh viện nữa, nhưng vì yêu nghề, nhớ nghề mà ông vẫn thường xuyên đi khám bệnh từ thiện ở các tỉnh miền Tây. Khi đã về hưu, ông vẫn đến Hội Đông y của huyện, tỉnh để tham gia những buổi sinh hoạt, cùng chia sẻ những kinh nghiệm chữa bệnh với đồng nghiệp. Các lớp học và chương trình khám cho những người dân nghèo lúc nào cũng có tên ông. Hàng ngày ông vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân đến nhờ ông giúp đỡ.
Với bác sĩ Bùi Kim Bảng, cuộc sống bình dị, được giúp đỡ các bệnh nhân là cuộc sống ông hài lòng và hạnh phúc nhất.
Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn