Bạn hiểu gì về rối loạn chuyển hóa đường máu?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cơ thể chúng ta sẽ có insulin là cơ chế lớn nhất để cân bằng đường máu. Đến thời điểm hiện tại chúng ta có khoảng 8 cơ chế khác nhau liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường máu.


Bạn hiểu gì về rối loạn chuyển hóa đường máu

Vì sao cơ thể chúng ta lại cần điều chỉnh đường?

Bác sĩ tư vấn chia sẻ, khi nồng độ đường trong máu quá cao sẽ có tác động vào các tế bào, các quá trình sinh tế bào và các chức năng của các cơ quan. Ví dụ như thận, khi nồng độ máu quá cao trong thời gian dài sẽ làm cho các mạch thận bị thắt đi sau đó ảnh hưởng đến chức năng của thận rồi dẫn đến thận suy. Các triệu chứng của đái tháo đường thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn muộn.

Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào xét nghiệm máu

Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội nhận định, những năm gần đây đã có khái niệm tiền đái tháo đường, đối với những bệnh nhân tiền đái tháo đường hay còn gọi là giai đoạn sớm, khi này bệnh nhân có lối sống ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và nếu cần điều trị thì chúng ta có thể giảm tầm 70 đến 90% các trường hợp tiến triển đái tháo đường thực sự trong khoảng thời gian 10 năm tiếp theo. Nếu chúng ta can thiệp được vào giai đoạn này thì sẽ tránh được những nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Đối với chỉ số đường máu tiền đái tháo đường bằng xét nghiệm đường máu, lấy máu tĩnh mạch, lấy máu khi đói khi bệnh nhân ăn bữa cuối cùng cách 8 tiếng và tối đa 12 tiếng. Mốc để chẩn đoán tiền đái tháo đường là 5.7 đến 6.9 mmol/l hoặc HbA1c 5.7 trở lên (đối với miền nam 100 đến 125 mg/dl).

Trường hợp thứ hai làm xét nghiệm đường huyết tương sau khi chúng ta làm nghiệm pháp dung nạp đường máu, xét nghiệm này thường sẽ quen thuộc với những phụ nữ mang thai trong khoảng từ tuần 25 đến tuần 28. Nhưng sẽ khác một chút đó là chúng ta sẽ uống 75 gram đường không cần phải xét nghiệm máu sau 1 giờ giống như các thai phụ mà chúng ta chỉ xét nghiệm đường máu lúc đói và đường máu sau uống 2 tiếng. Nếu xét nghiệm sau uống 2 tiếng từ 7.8 đến 11.0 thì khi đó chúng ta tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường này không có triệu chứng gì. Sau khi xác định tiền đái tháo đường chúng ta sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế bớt đồ ngọt, khẩu phần ăn cần 50 đến 60% trong ngày là chất đường, 15% là chất đạm và chất béo chiếm khoảng 30%.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị rối loạn chuyển hóa đường máu

Cần ăn tăng cường chất xơ, vì chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu đường. Đặc biệt cần bổ sung đủ nước. Tiếp theo chúng ta cần phân chia chế độ ăn hợp lý theo từng nhóm thực phẩm. Cơm ( gạo tẻ ), bánh mỳ đen, các loại quả không ngọt (đào, táo, bưởi, thanh long, nho ) nhưng phải theo tùy kích cỡ và khẩu phần ăn. Và quan trọng nhất là rau xanh hoặc đậu, lạc vừng. Các loại cá và thịt nạc. Các sản phẩm sữa dành cho bệnh nhân đái tháo đường ( không phải sữa không đường ).

Ăn uống theo bữa thích hợp, những thực phẩm cần ăn hạn chế. Như ngô, khoai sắn luộc, các loại dứa, xoài cam,nho khô, củ cải, trứng gà, các loại thịt đỏ. Chúng ta nên ăn ít lại.

Các loại thực phẩm tiền tiểu đường cần được kiểm soát

Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, các loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn như gạo rang, các loại cơm đáy nồi, ngô nướng, miếng dong, bột sắn dây, các loại cháo và xôi, các loại hoa quả mít, trà là, nhãn, vải, dưa hấu…Khi mà chúng ta ăn những thực phẩm này đường huyết chúng ta sẽ tăng vọt. Những thịt nửa nạc nửa mỡ là nguy cơ cao đối với bệnh nhân tăng đường máu và tất nhiên là hạn chế nước ngọt và các đồ chiên rán.

Khi chúng ta áp dụng chế độ ăn trong 3 tháng mà không hiệu quả. Làm xét nghiệm HbA1c hoặc đường máu mà không dưới 5.7 ( miền nam trên 100 mg/dl ). Chúng ta sẽ phải dùng thuốc. Hiện nay không có một loại thực phẩm chức năng nào có tác dụng đường máu trên người.

Chia sẻ và biên tập bởi Cử nhân Y khoa Trần Hương Ly – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur!

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới