Dưới đây là bí quyết để các bạn học sinh có thể chinh phục bài thi trắc nghiệm của mình trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.
- Thi tốt nghiệp THPT 2017: Luyện thi GDCD như thế nào?
- 10 thay đổi phải chú ý trong kì thi tốt nghiệp THPT 2017
- Bộ GD&ĐT đã công bố: Nhiều điểm mới cho thi THPT quốc gia
Bày cách làm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia
Nên nhớ chỉ có 1,25 phút/ 1 câu
Đây là khoảng thời gian trung bình mà thí sinh phải thực hiện xong một câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu của đề thi với 40 phút trong 50 câu hỏi. Theo Thầy Vũ Khắc Ngọc giáo viên dạy học thi trắc nghiệm lâu năm cho biết: “Các năm trước các bài thi trắc nghiệm được làm trong thời gian 90 phút với 50 câu tức là 1,8 phút/1 câu. Trong kì thi THPT quốc gia sắp tới thời gian thi trắc nghiệm với 6 cấu phần hợp nên 2 môn tổ hợp là 120 phút cho 3 môn, rút ngắn xuống chỉ có 1,25 phút /1 câu nên đòi hỏi thí sinh phải rèn luyện kĩ năng làm bài thật nhanh.
Tuy nhiên theo Thầy Ngọc cho rằng với lượng thời gian và số câu như vậy, các chuyên gia của Bộ GD&ĐT sẽ tính toán hợp lý. Nhiều khả năng đề thi sẽ ra theo xu hướng nhanh gọn, chính xác kể cả các câu dễ hay khó để thí sinh có thể làm được trong khoảng thời gian đó. Vì vậy học sinh không nên quá lo lắng và hãy rèn các kĩ năng xử lý cho bài thi trắc nghiệm để chuẩn bị.
Không nên sa vào những câu quá phức tạp.
Trong đề thi có nhiều câu hỏi và tùy vào độ khó khác nhau, thường thì sẽ có những câu đánh đố gây hiểu nhầm. Do đó thí sinh không quá lưu tấm vào những câu quá dài và mất thời gian để giải nó. Hiện nay có nhiều bài tập với độ khó cao khiến cả giáo viên cũng chào thua. Đó là những bào tập thường ghép từ những bài nhỏ. Ví dụ như ở môn Hóa, những bài tập hỗn hợp các phản ứng diễn ra nhiều giai đoạn và khá phức tạp.
Những bài như thế này vào năm tới theo Thầy Ngọc sẽ không còn chỗ bởi sự thay đổi cấu trúc và thời gian của đề thi.
Thi trắc nghiệm THPT quốc gian 2017
Học đến đâu chắc đến đấy.
Theo Thầy Cường giáo viên Toán tại trường Chuyên Thái Bình cho rằng: “Bộ GD&ĐT nói rằng đề thi nằm trong chương tình lớp 12, tuy nhiên không vị thế mà học sinh bỏ đi kiến thức lớp 10 và 11 vì nó là nền tẳng của lớp 12. Học đến đâu phải nắm chắc đến đấy, không nên học trước hay tìm các bộ đề để giải trước. Cần hệ thống lại trước khi tìm các bộ đề để giải thử”.
Ví dụ như môn Toán, Lý tính hệ thống rất cao, muốn giải được phương trình lượng giác thì phải nắm được công thức lượng giác, các giá trị lượng giác, các cung đặc biệt, phải thành tạo các biến đổi địa số để phân tích đa thức. Những kĩ năng đó, kiến thức đó có liên quan đến các lớp dưới..
Kiên trì tích lũy kiến thức.
Các giáo viên cũng cho rằng hiện nay sách giáo khoa vẫn thế, nội dung chương trình chưa thay đổi, các dạng bài cũng không có gì khác biệt. Chính vì thế, dù có 20 câu tắc nghiệm hay 40 câu thì chương trình ôn tập cũng sẽ không nhiều thay đổi và khác biệt. Thí sinh không nên quá lo lắng. Việc xét tuyển ĐH –CĐ nhiều khả năng các trường sẽ điều chỉnh. Chính vì thế thí sinh cần cẩn trọng hơn khi lựa chọn khối thi khi theo đuổi. Bám sát chương trình sách giáo khoa và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức từ sách giáo khoa vào việc xử lý các bài tập. Sau khi đó mới bắt đầu luyện thi.
Lam hạ: ytevietnam.edu.vn