Viêm mũi là một trong những bệnh trong khoang mũi. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến 2 tuổi. Bệnh nếu không được điều trì kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé. Chính vì vậy để trẻ không nhiễm bệnh cần có phương pháp phòng ngừa viêm mũi, nhất là khi thời tiết thay đổi.
- Cẩn trọng với những loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh do lây từ mẹ
- Điều trị viêm mũi bằng tây y thế nào cho tốt nhất?
- Làm thế nào để nhận biết viêm mũi cấp tính ở trẻ?
Triệu chứng của viêm mũi
Bệnh viêm mũi rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh vì các triệu trứng của chúng khá giống nhau. Đối với người bị viêm mũi thường có biểu hiện ngạt mũi, các triệu chứng khá gián đoạn, nhất là lúc thời tiết nóng lạnh thất thường. Trẻ thường ngạt mũi về đêm, ban ngày sẽ giảm dần, khi lạnh triệu chứng ngạt mũi củng tăng lên.
Bệnh viêm mũi khiến trẻ chảy nước mũi dịch lỏng, dịch nhầy hoặc đặc, dạng mủ. Nước mũi thường xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn. Bệnh làm điếc mũi tạm thời, có thể gây khó nói. Làm giảm sút khứu giác do niêm mạc giảm, không khí không thể lưu thông được vào niêm mạc, hoặc khứu giác bị kích thích.
Người bệnh khi bị viêm mũi có thể thấy đau đầu chóng mặt bởi bện lây sang viêm xoang hoặc có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, mất trí nhớ, mất ngủ.
Ở trẻ khi bị bệnh thường có hiểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, đau mỏi chân tay, có thể sốt 39 độ C. Khi ban ngày trẻ thường nằm lịm đi, ban đêm thường quấy khóc. Khi bị viêm mũi có lúc trẻ ngạt mũi kèm theo triệu chứng ho, tiêu chảy. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau khoảng 3 – ngày.
Nguyên nhân của Viêm mũi
Bệnh lý viêm mũi là bệnh khá thường gặp ở trẻ do nguyên nhân chính là các tác nhân môi trường bên ngoài, khi trẻ hít khí từ ngoài vào kèm theo các tác nhân gây bệnh hoặc thời tiết thay đổi. Mặt khác do hệ miễn dịch và sức đề kháng trẻ còn non yếu nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Một nguyên nhân ít gặp hơn là do lây từ mẹ sang con khi trẻ chào đời với các tác nhân của lậu, giang mai.
Phòng ngừa viêm mũi ở trẻ
Để phòng ngừa viêm mũi ở trẻ, nhất là lúc thời tiết thay đổi và vào mùa lạnh cần giữ ấm cho trẻ nhất là khu vực họng.
Trong nhà, cần vệ sinh nơi trẻ ngủ và môi trường bé sinh hoạt phải luôn sạch sẽ.
Không nên để trẻ ngoáy mũi vì có thể làm niêm mạc tổn thương làm vi khuẩn dễ xâm nhập.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm ngày 2 – 3 lần để bụi bẩn và chất nhầy trong mũi ra ngoài, phòng ngừa bệnh viêm mũi.
Nếu trẻ có những biểu hiện hắt hơi, sổ mũi cần sớm đưa trẻ đi khám chứa tại các cơ sở y tế để kịp thời phòng ngừa bệnh.
Thường xuyên phòng ngưa các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên bằng việc tắm nước nóng, tắm nắng cho trẻ.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn