Cây hẹ – một loại thuốc quý trong vườn nhà bạn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tôi có đọc một số thông tin nói về công dụng của cây hẹ trong việc chữa bệnh, vậy cây hẹ thực sự có những tác dụng gì, nhờ bác sĩ tư vấn?

Cây hẹ - một loại thuốc quý trong vườn nhà bạn

Cây hẹ – một loại thuốc quý trong vườn nhà bạn 

Cây hẹ còn có tên gọi là khởi dương thảo, là cây thân thảo, được biết đến là một loại cây sử dụng khá phổ biến trong việc chế biến các món ăn, song cây hẹ còn là cây thuốc có tác dụng chữa rất nhiều bệnh, Cây hẹ có chiều cao khoảng 20-40cm, là loại giàu dược tính và có mùi thơm rất riêng.

Chúng ta có thể bắt gặp cây hẹ ở rất nhiều nơi, trong vườn nhà, thậm chí cây có thể mọc hoang, là một loại cây rất dễ trồng và ít phải kỳ công chăm sóc, cây có thể phát triển nhiều lứa trong một năm, vừa có thể làm rau ăn hằng ngày, vừa làm cây thuốc chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của cây hẹ

Theo Đông y đã cho rằng: cây hẹ có tính ấm, có ích cho người, nên dùng ăn thường xuyên, cây hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, giải độc, tán ư, được dùng nhằm chữa nấc, ngã chấn thương, chữa đau tức,…

Cây hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, canxi, vitamin K,.. từ đó gió có các bộ phân  trong cơ thể hoạt động tốt, tốt cho quá trình phát triển của xương, làm cho xương chắc khỏe hơn.

Hẹ có chứa allicin có tác dụng làm giảm huyết áp và ngừa ngừa cholesterol, ngoài ra còn có khả năng chống nấm và vi khuẩn trong đường ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đặc tính này cũng giúp cho người sử dụng cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da, hẹ có thể thay cho các loại kem bô trị vảy, làm lành vết thương, giúp vết thương mau lành; Ăn hẹ thường xuyên còn giúp cho bạn sáng da và ngăn ngừa mụn. Đối với những bạn có làn da khô, thì lá hẹ cũng là một giải pháp tốt để giúp da bạn hết khô và mềm da hơn.

Theo Dược học cổ truyền, hẹ có tính chất cay, hơi chua, tính ấm, có mùi hăng có tác dụng bổ dương, hành khí, tán huyết, trong đông y sử dụng như là vị thuốc chưa bệnh yếu sinh lý, liệt dương tương đối hiệu quả.

Hẹ nhiều dưỡng chất có lợi còn góp phần hỗ trợ giảm cân, 100 g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng trong hẹ lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, có chứa chất xơ, một số loại vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể. giúp bạn bổ sung năng lượng hàng ngày trong bữa ăn.

Hơn nữa, trong lúc mang thai mẹ bầu có thể sử dụng lá hẹ, bởi trong lá hẹ có chứa nhiều folate.,. Cung cấp năng lượng giúp ngăn chặn được đáng kể các dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ nhỏ.

Hẹ giàu chất xơ nên giúp cho quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, cung cấp lớn một lượng chất xơ cho ruột, từ đó loại bỏ nguy cơ táo bón.

Bác sĩ Minh Huệ, giảng viên tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hẹ còn có tác dụng trị ho, cảm, trị viêm loét dạ dày, buồn nôn do lạnh, ra mồ hôi, chữa đái tháo đường, trị nhức răng, hỗ trợ điều trị đái tháo đường,..

Những công dụng của cây hẹ

Những công dụng của cây hẹ

Một số lưu ý khi dùng lá hẹ

Đối với những người có thể trạng cơ thể bốc hỏa, âm suy thì không thích hợp để dùng lá hẹ trong sinh hoạt và chữa bệnh. Không dùng chung là hẹ với thịt trâu.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây hẹ:

– Điều trị tiểu đêm nhiều lần: Các bạn dùng lá hẹ, dây tơ hồng xanh, phúc bồn tử, ngũ vị tử,  kỷ tử, nữ trinh tử mỗi loại 40g. Các loại này phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, uống ngày 2 lần với nước ấm.

– Điều trị đau răng: Lấy một nắm lá hẹ để nguyên cả rễ, sau đó giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi khỏi.

– Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng 5 ngày liên tục, đây là cách mà các bà mẹ hay sử dụng rất nhiều cho con mình.

– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày bạn sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn trực tiếp. Bạn không nên dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn.

Hồng Mơ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới