Người bệnh tai biến thường có những biến chứng như liệt nửa người, suy giảm chức năng như xúc giác, đi lại khó khăn, nhưng với việc châm cứu trị liệu sớm sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Những biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não thường diễn ra ở bệnh nhân trong độ tuổi từ 40 – 70 tuổi. Ở độ tuổi này, huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu đột ngột, hoặc nhồi mãu não gây nên tai biến ở người bệnh. Chính điều này làm người bệnh xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Liệt nửa người, liệt một chi hoặc tứ chi, mất thị lực hoặc mù cả 2 mắt và suy giảm chức năng cơ thể …
Tuy nhiên, nếu người bệnh có thể tiến hành các biện pháp vật lý trị liệu kịp thời sẽ giúp hạn chế những biến chứng này về lâu dài và không làm tình trạng tai biến tái phát.
Châm cứu trị liệu cho người bệnh bị tai biến
Có rất nhiều những phương pháp trị liệu để phục hồi chức năng cho những người bệnh bị tai biến, trong đó châm cứu theo phương pháp y học cổ truyền giúp người bệnh phục hồi chức năng tốt hơn.
Thường châm cứu trong vật lý trị liệu chung là dùng kim châm để tác động vào các kinh mạch của cơ thể và những huyệt đạo bị tổn thương giúp đả thông kinh mạch và phục hồi tổn thương của các dây thần kinh này. Thường thì những người bệnh tai biến mạch máu não sẽ bị tổn thương vùng thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng trì trệ của hệ thống điều khiển thần kinh cơ, châm cứu sẽ kích thích các phản ứng của cơ thể cộng với sự tập luyện hàng ngày của người bệnh thì tình trạng biến chứng sau tai biến sẽ được phục hồi.
Châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra những chất có tác dụng phục hồi chức năng cơ thể tốt. Bởi vậy, người bệnh tai biến sau thời gian điều trị bằng thuốc tây thì thường kết hợp với biện pháp vật lý trị liệu bằng châm cứu để phục hồi nhanh hơn.
Ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Tài Thu là một trong những người có nhiều đóng góp cho quá trình đưa châm cứu giúp nhiều người bệnh tai biến phục hồi chức năng, với lý thuyết và các hình thức châm như hào châm, thủy châm, điện châm, trường châm, mãng châm, nhĩ trâm. Ông cũng đã truyền thụ nhiều kinh nghiệm cho các thế hệ bác sĩ y học cổ truyền và phổ biến phương pháp châm cứu trị liệu rộng rãi hơn.
Quá trình châm cứu thường diễn ra 20 – 30 phút mỗi ngày và khoảng 3 buổi/ tuần, tùy thuộc theo tình trạng tai biến và dựa vào ý thức của người bệnh mà quá trình trị liệu diễn ra nhanh hoặc chậm. Thường châm cứu sẽ tiến hành trong thời gian 1 – 3 tháng để trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến.
Đồng thời, người bệnh sẽ kết hợp sử dụng các loại thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, co giãn mạch máu, giúp ổn định huyết áp.
Hiện nay, đã có rất nhiều bệnh nhân tai biến được phục hồi chức năng bằng phương pháp trị liệu châm cứu. Ở các bệnh viện đa khoa hay Trung ương thì việc kết hợp điều trị giữa các biện pháp hiện đại và cổ truyền như châm cứu để giúp người bệnh khôi phục sức khỏe tốt hơn.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn