Thời buổi cơ chế thị trường, giữa sự lập lờ trắng đen của truyền thông, giữa những vô vàn thông tin cần đính chính thị phi. Nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ của Bác sĩ là đã có đầy rẫy những phán xét những quy chụp đối với người làm nghề Y đức.
- Câu chuyện về sự thành thật trong ngành Y
- Người thầy thuốc hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân HIV
- Hãy Quý Trọng Những Bác Sĩ Con Từng Gặp Trong Đời
Con trâu “trả” viện phí và tấm lòng người Bác sĩ
Thế nhưng những việc tốt hàng ngày, sự chia sẻ giúp những bệnh nhân nghèo hay chỉ là những cái bắt tay ân cần thăm hỏi thì lại không được truyền thông biết đến. Thế đấy lúc nào cũng cứu người nhưng chỉ cần một chút sơ suất là đổ sông đổ bể. Đạo đức và thất đức ở đời sống hàng ngày là hai loại người khác nhau nhưng trong ngành Y danh giới của nó là ngắn hơn bao giờ hết.
Tôi có con trâu thưa bác sĩ!
Chẳng ai muốn mình phải đến Bệnh viện, chẳng ai muốn mình phải mắc bệnh và đi viện thường xuyên cả. Chuyện những bệnh nhân vào Viện nhưng không có tiền là chuyện hàng ngày ở Bệnh viện. Thế nhưng hai vợ chồng chị Đảm anh Hòa đã ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà thì quả là hiếm.
Nhà có vài mảnh đất bán chạy chữa sạch cho căn bệnh nhồi máu cơ tim của chồng. Cứ một tháng hai lần hai vợ chồng lại khăn gói ra thành phố. Già yếu cả, chồng bệnh nặng làm được buổi đực buổi cái. Sống nuôi nhau bằng cái nghề nhổ đinh ở những cây cốt pha gỗ ở quê. Mỗi ngày kiếm được “30 ngàn” đồng.
Hai vợ chồng sống với nhau không có con cái, vào viện với vỏn vẹn 200 ngàn đồng được giắt kĩ vào một chiếc túi vải màu nhỏ với những sự chai sờn của thời gian.
Anh Hòa đi viện còn nhiều hơn ở nhà
Bữa ăn hai vợ chồng chỉ rau với miếng trứng tráng mỏng dính, những bệnh nhân chung phòng đôi khi chia sẻ thức ăn cho hai vợ chồng nghèo như thể an ủi tấm lòng. Hôm nào rảnh bác sĩ Hoài, Khoa tim mạch lại ghé thăm và dúi cho ít đồ ăn được lấy dưới bếp của bệnh viện.
Điều trị đến ngày gần ra viện, bác sĩ dúi cho túi thuốc kê đơn cho về dặn uống. Dặn bệnh nhân trốn viện khi nào có bảo hiểm thì vào chỗ ngang tuyến để khám lấy thuốc. Rồi bác sĩ viết sẵn đơn giải trình với giám đốc chắc mẩm rằng mình có kinh nghiệm trong những lần bệnh nhân trốn viện rồi.
Hôm sau vẫn như thường ngày Bác sĩ Hoài đi thăm khám bệnh nhân sững sờ khi thấy hai vợ chồng lù lù đứng ở quầy thanh toán. Bác sĩ hỏi sao không về còn đứng ở đây làm gì? Anh Hòa bình thản trả lời: “Tôi đi viện nhiều tôi biết…Bác sĩ thương tôi, nhưng nếu tôi trốn viện bác sĩ phải làm sao! Thôi nhà tôi có con Trâu…”
Xúc động bác sĩ cũng khóc, bệnh nhân cũng khóc!
Lam hạ – Ytevietnam.edu.vn