Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra củ ráy có tinh bột, chất ngứa và chứa các thành phần hóa học ở thân cây và rễ cây như: alkaloid, glucose, fructose… Các nghiên cứu nhằm góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
- Bài thuốc hiệu quả từ cây ngải cứu
- Cây “thần thánh” chùm ngây chữa bách bệnh
- Bất ngờ với công dụng tuyệt vời từ trà xanh
Bạn biết gì về củ ráy?
Ráy có tên khoa học à Alocasia odora (Roxb) C.Koch thuộc họ ráy araceae. Ở Việt nam ráy còn được gọi là hải vu. Cây thân mền, mọc hoang trong vườn, có chiều cao 0,3 đến 1,4m. Rể có thân hình cầu phát triển thành củ dài và to có niều đốt màu vàng nhạt.
Củ ráy có thể có tuổi đời từ 4 – 5 năm hoặc lâu hơn nếu không bị khai phá. Ráy thường mọc hoang ở khắp của nước, bìa rừng ven suối hoặc những nơi ẩm ướt. Hoa cái của củ ráy nở dưới gốc, còn hoa đực nở ở phía trên. Quả ráy có hình trứng ra vào khoảng táng 1 đến tháng 5,
Tác dụng của củ ráy
Theo Đông y, củ ráy gai có vị cay, tính mắt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu tan ứ. Ráy có nhiều tác dụng chữa bệnh như: trị lở ngứa ngoài da, lở loét.
Ráy gai có thể kết hợp với các vị gôm: cẩu tích, kim cang, kê huyết đằng, tỳ giải, ngưu tất mỗi loại 12g đem sắc lấy nước uống trong ngày. Công dụng chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt .
Củ ráy dại đào lên, rửa sạch, cắt bỏ rễ non, cạo vỏ ngoài, phơi khô hay để tươi để làm các vị thuốc chữa mụn nhọt hiệu quả. Với mụn đã mưng mủ thì làm cao dán vì có tác dụng hút mủ.
Các thành phần hóa học trong củ ráy
TS Nguyễn Văn Dư thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cùng các cộng sự đã phát hiện gần 20 loại ráy ở Việt Nam được đăng trên tạp chí khoa học của thế giới.
Các thành phần hóa học của thân rễ cây ráy bao gồm: Chất chứa alocasin, alkaloid, glucose, fructose…
Bằng phương pháp trọng lượng nhóm nghiên cứu đã xác định hàm lượng nước trong củ ráy là 87,69%, làm lượng chất hòa tan trong ráy là 41,63%.
Bằng các phương pháp xác định định tính các nhóm chất thiên với các thuốc thử đặc trưng nhóm nghiên cứu đã xác định trong củ ráy dại có chứa các chất sau:
STT |
Tên nhóm chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Kết quả |
1 | Chất Cumarin | Phản ứng lacton hóa | Kết tủa bông | + |
2 | Đường | Dung dịch Felinh | Kết tủa màu đỏ gạch | +++ |
3 | Chất Xianua | Giấy picrat | Kết tủa vàng- da cam | + |
4 | Chất Ancaloit | -Dragendooc | -Kết tủa vàng da cam | + |
-Axit picric1% | -Kết tủa màu vàng | + | ||
5 | Chất Glycozit tim | Phản ứng Kelle-Kiliani | Vành xanh | +++ |
6 | Chất Saponin | Phản ứng tạo bọt | Có bọt bền | ++ |
7 | Chất Protein | Dung dịch ninhidrin | Vệt màu đỏ tím | ++ |
8 | Chất Flavonoit | Mg trong HCl | Đỏ da cam | ++ |
Chú thích ký hiệu +: có vết ; ++: rõ ; +++: rất rõ
Đây mới chỉ là những xác định bước đầu của nhóm nghiên cứu, họ đã và đang tiếp tục chiết tách để lấy các thành phần làm thuốc Việt Nam chữa bệnh.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn