Dược sĩ Đại học chia sẻ một số loại thuốc giảm đau dạ dày thường dùng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, chính vì vậy việc tìm hiểu cũng như nắm được những thông tin về thuốc giảm đau dạ dày thường dùng là điều vô cùng quan trọng.

Dược sĩ Đại học chia sẻ một số loại thuốc giảm đau dạ dày thường dùng

Dược sĩ Đại học chia sẻ một số loại thuốc giảm đau dạ dày thường dùng

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur Hà Nội chia sẻ có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, điển hình là do viêm loét dạ dày hành tá tràng đồng thời kèm theo biểu hiện tăng tiết dịch vị. Việc điều trị và giảm đau dạ dày chủ yếu tập trung ở việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết dịch vị, sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nguyên tắc khi điều trị đau dạ dày là không dùng phối hợp các thuốc có cùng một cơ chế, và không dùng nhóm acid với các thuốc khác.

Một số loại thuốc giảm đau dạ dày thường dùng

Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng acid (Antacids)

Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng acid (Antacids) có tác dụng trung hòa axit mà không gây ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, Antacids có chứa nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxit. Dược sĩ Đại học chia sẻ, để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh nhân nên sử dụng thuốc sau bữa ăn 1-3 giờ và đi ngủ.

Nhóm thuốc đau dạ dày kháng histamin H2

Thuốc ức chế thụ thể H2 mang đến hiệu quả điều trị cao mà giá thành lại tương đối rẻ, dưới đây là một số loại thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng:

  • Cimetidin 800mg – có thuốc dạng uống và dạng tiêm qua đường tĩnh mạch
  • Ranitidin 300mg – có thuốc dạng uống và dạng tiêm qua đường tĩnh mạch
  • Famotidin 40mg – có thuốc dạng uống và dạng tiêm qua đường tĩnh mạch
  • Nizatadin 300mg – thuốc dạng uống. (Liều tiêm tĩnh mạch thông thường bằng 1/2 liều uống).

Nhược điểm:

  • Khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.

Các tác dụng không mong muốn tương đối hiếm gặp bao gồm:

  • Hạ huyết áp
  • Nhức đầu
  • thuốc đau dạ dày 2
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Hay nhầm lẫn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Nổi ban đỏ
  • Ngoài ra đối với nam giới, có thể gây vú to.

Bệnh nhân cần sử dụng những loại thuốc này theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân cần sử dụng những loại thuốc này theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa

Nhóm thuốc đau dạ dày bằng cách ức chế bơm proton

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, nhóm thuốc đau dạ dày bằng cách ức chế bơm proton ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay, chúng có khả năng chữa lành lẫn làm giảm triệu chứng của các vết loét và trào ngược dạ dày thực quản.

Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton PPI thường được sử dụng bao gồm:

  • Omeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
  • Lansoprazol viên 30mg
  • Pantoprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg
  • Rabeprazol viên 10mg hoặc 20mg, ống 20mg
  • Esomeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg

Ưu điểm: Tác dụng mạnh, khá lành tính.

Nhược điểm: tác dụng không mong muốn như: nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chóng mặt, phát ban, ngứa, đầy hơi, táo bón, lo lắng, trầm cảm.

Nhóm thuốc đau dạ dày bằng cách bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sucralfat: Dược sĩ Đại học Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, Sucralfat tạo lớp bảo vệ bao trên vết loét, tạo ra rào cản chống axit, các enzyme trong dạ dày và muối mật, giúp phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin. Khi dùng Sucralfat có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như táo bón, phát ban, ngứa, khó thở, sưng vùng mặt, cổ họng, lưỡi hoặc môi.

  • Bismuth

Bismuth là loại thuốc đau dạ dày vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, vừa có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

  • Misoprostol

Misoprostol là loại thuốc đau dạ dày giúp ngăn ngừa và chống viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy, đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới