Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các dị nguyên gây bệnh ra khỏi cơ thể. Ho có cũng có thể đơn giản chỉ là do bị kích ứng cơ thể nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý quan trọng, đặc biệt là ho khan, ho có đờm.
- Nguyên nhân trẻ bị ho lâu ngày mà không khỏi cha mẹ nên biết.
- Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho lâu ngày?
- Mách mẹ cách chữa ho bằng lá húng chanh cực hiệu quả cho trẻ.
Ho khan, ho có đờm là dấu hiệu của bệnh
Các bác sĩ cho biết, trong Y học hiện đại, ho, ho khan, ho có đờm là dấu hiệu của rất nhiều bệnh, có thể kể đến một số căn bệnh như viêm phổi hay viêm phế quản.

- Viêm họng cấp: ho khan, ho có đờm có thể kèm theo hiện tượng sốt hoặc không sốt, nuốt vướng và rát cổ họng. Bạn sẽ nhìn thấy họng đỏ, có hạt hoặc có thể bị sưng amidan.
- Viêm thanh quản: ho khan, tiếng nói khàn hoặc bị mất tiếng. Nếu mắc bệnh bạch hầu thanh quản thì bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng.
- Viêm khí quản, phế quản cấp: lúc đầu là hiện tượng ho, sau chuyển sang ho có đờm đặc hoặc loãng, có màu trăng kèm theo hiện tượng sốt cao. Nếu bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm thì sẽ nhanh chóng khỏi.
- Hen phế quản: gặp nhiều ở người trẻ và trung niên với các dấu hiệu khó thở, hay gặp các cơn hen về ban đêm,…Sau mỗi cơn hen người bệnh có ho và khạc ra nhiều đờm trắng và loãng.
- Ho gà: là bệnh thường gặp ở trẻ em, có sốt.
- Mắc dị tật ở đường hô hấp: ngay sau khi mắc dị tật, người bệnh sẽ ho sặc sụa, có tiếng thở rít, ngột ngạt như sắp chết.
- Viêm phổi: Người bệnh có hiện tượng sốt cao, rét run, đau ngực, ho khan, ho có đờm quánh. Khi thực hiện xét nghiệm Y tế sẽ thấy bạch cầu trong máu tăng.
- Lao phổi: ho dai dẳng kéo dài, khạc ra đờm đặc.
- Áp-xe phổi: sốt cao, đau ngực, ho khan hoăc ho có đờm.
- Ung thư phế quản hay gặp ở người già, người hút thuốc lá, thuốc lào với các dấu hiệu ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu,…
- Mắc các bệnh tim mạch: do tăng áp lực động mạch phổi.
Ngoài ra, dấu hiệu của bệnh ho khan, ho có đờm có thể do phụ nữ có thai thay đổi nội tiết, chị em bị u xơ tử cung, trào ngược dạ dày hoặc rối loạn tinh thần,…
Nguyên nhân gây ho khan, ho có đờm

Trong Y học cổ truyền, ho chia thành 2 loại do ngoại cảm và do nội thương, có quan hệ chặt chẽ với các tạng Phế, Can, Thận.
- Ho do ngoại cảm: Là do sức đề kháng trong cơ thể bị hao tổn, không chống được các tà khí, nên họng dễ tiếp xúc với các tà khí xấu dẫn đến các chứng bệnh như Phong hàn: Sốt, cảm lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi…
- Ho do nội thương: có liên quan tới các tạng Phế, Can, Thận.
+ Do tạng Phế: Họng là cửa ngõ của tạng phế nên khi phế bị nhiệt hay hàn sẽ ảnh hưởng tới họng mà sinh ra ho.
+ Do tạng Thận: Thận âm hư có thể dẫn đến Phế hàn nên gây ra ho hoặc ho có đờm trắng.
+ Do tạng Can: Khi thận âm hư sẽ dẫn đến can âm hư, từ đó dẫn đến Phế và sinh ra chứng bệnh ho.
Ho có thể sẽ chấm dứt trong thời gian ngắn, nhưng khi ho đã chuyển sang giai đoạn ho khan, ho có đờm thì bệnh lý của bạn đã phát triển nặng. Bạn nên đến cơ sở Y tế để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn