Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo ngành y tế?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Nhân lực chất lượng cao trong ngành y tế là đòi hỏi của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng ngành y tế, đây là câu hỏi đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng và những nơi đào tạo ra nguồn nhân lực này.

Thiếu những đội y bác sĩ giỏi

Theo thống kê của trường Đại học Cần Thơ, một trong những trường cung cấp nhân lực y tế cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thì vùng này thiếu hụt rất lớn đội ngũ y bác sĩ giỏi.

nang-cao-chat-luong-nganh-y-te1

Thiếu những đội y bác sĩ giỏi

Theo một thống kê tính đến năm 2015, thì ở Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có 6,35 bác sĩ/ 1 vạn dân và 1,39 dược sĩ/ 1 vạn dân. Trong đó sự phân bổ lại không đồng đều giữa các thành phố và vùng sâu, vùng xa, hoặc nhân lực dành các lĩnh vực giải phẫu hay pháp y thậm chí còn rất hiếm.

Để lí giải cho điều này thì nhiều người đứng đầu các bệnh việc của khu vực này, như ông Vương Nam Phương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho rằng: thu nhập ở bệnh viên công thấp hơn nhiều so với các bệnh viên tư. Đó chính là nguyên nhân mà nhiều bác sĩ bỏ nhà nước ra làm tư nhân hoặc tự mở phòng khám riêng. Và nhiều sinh viên không muốn về quê làm việc.

Hoặc như thành phố Cần Thơ, một thành phố trực thuộc Trung ương nhưng việc thu hút nguồn nhân lực y tế có chất lượng vào những khoa hiếm hay y học cổ truyền cũng rất khó.

Nhiều tỉnh thành tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã trải thảm đỏ và trông mong  những sinhh viên học Y tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác về phục vụ tại quê hương, nhưng cũng rất khó khăn do nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn ở lại các thành phố lớn để có cơ hội việc làm và trao đổi nghề nghiệp cao hơn.

Giải pháp nào cho nhân lực ngành y tế

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để đào tạo và nâng cao nguồn lực y tế ở các trường nghề, trường Cao đẳng và nhiều trường đại học y dược lớn trên cả nước, song vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu một lượng lớn đội ngũ y bác sĩ lành nghề, nếu so sánh với nhiều vùng miền khác thì tỉ lệ vẫn thấp hơn rất nhiều. Song không vì thiếu mà chạy theo số lượng để dẫn đến những thiết sót về chuyên môn hay  y đức, làm mất niềm tin của người dân vào bệnh viện tỉnh mà đổ xô đến các bệnh viện lớn tuyến Trung ương gây nên tình trạng quá tải tại đây.

nang-cao-chat-luong-nganh-y-te

Giải pháp nào cho nhân lực ngành y tế

Vì vậy giải pháp mà nhiều bệnh viện tỉnh đề ra là: Đào tạo có thể là số lượng ít nhưng phải đảm bảo chất lượng. Chương trình học phải gắn liền với thực tế, sinh viên ngành y sau khi ra trường là có thể làm việc và thực hành được, tránh tình trạng các bệnh viên nhận về lại mất công đào tạo 2 – 3 năm nữa.

Ông Võ Trọng Hữu – Vụ trưởng Vụ Văn hóa xã hội – Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết: “Trong thời gian tới, ban sẽ đề xuất chương trình đào tạo theo hướng siết chặt đầu ra. Tạo chính sách để thu hút sinh viên đăng ký học những ngành hiếm trong y tế”.

Hiện nay, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng chính sách này để tăng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, đồng thời đi kèm với chương trình học thì việc thực hành thực tập trong các bệnh viện cũng là một trong những phần quan trọng trong việc hoàn thành chương trình học. Những chính sách này trong thời gian tới sẽ cung cấp ra thị trường nhiều nhân lực y tế chất lượng cao, việc làm thế nào để giữ chân bác sỹ giỏi thuộc về chính sách của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới