Muốn nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, có nên dừng hệ Cao đẳng Sư Phạm?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo trang giáo dục tuyển sinh đưa tin thì muốn nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, chúng ta cần đầu tư đào tạo riêng. Như vậy cần dừng hệ Cao đẳng Sư phạm lại. Thông tin được các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur rất quan tâm.

“Điều dưỡng viên và Dược sĩ” ngành nào có mức thu nhập cao hơn?

Công bố phương án tuyển sinh Đại học Sư phạm TPHCM năm 2017

Đã đến lúc cần có chứng chỉ hành nghề sư phạm!

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, có nên dừng hệ Cao đẳng Sư Phạm?

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, có nên dừng hệ Cao đẳng Sư Phạm?

Cần dừng đào tạo Sư Phạm hệ Cao đẳng để đảm bảo chất lượng

 “Việc bồi dưỡng giáo viên là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của giáo viên nói chung cũng như giáo viên từng bộ môn nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta cần dừng đào tạo cao đẳng hệ sư phạm”, TS Phạm Văn Hùng cho hay.

Hôm nay (22/9), Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông.

Hội thảo đã nhìn nhận, đánh giá toàn diện về giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, có cả những ưu điểm, hạn chế và cả những thách thức, trở ngại về đội ngũ giáo viên sẽ được các chuyên gia nhìn nhận một cách khách quan và công bằng.

Nói về chất lượng giáo viên tại các cơ sở giáo dục hiện nay, TS Phạm Văn Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế cho hay: “Tôi đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng chất lượng giáo viên. Chúng ta phải có một chương trình quốc gia về bồi dưỡng giáo viên thống nhất trong toàn quốc và đương nhiên phải có quy định về đảm bảo tài chính.

 

TS Phạm Văn Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế tại hội thảo

TS Phạm Văn Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế tại hội thảo

Việc bồi dưỡng giáo viên là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của giáo viên nói chung cũng như giáo viên từng bộ môn nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta cần dừng đào tạo cao đẳng hệ sư phạm.

Với việc xây dựng chương chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như hiện nay liệu giáo viên ở trình độ cao đẳng có thể thực hiện? Dù ở bất cứ bậc học nào cũng cần giáo viên ở trình độ ĐH.

Bên cạnh đó, một trong những việc làm cần thiết hiện nay là khảo sát và phân loại đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên ngoại ngữ. Ngoài ra cũng cần tổ chức đào tạo và cung cấp cho các nhà trường các loại hình giáo viên theo chương trình mới (giáo viên dạy tiếng dân tộc, giáo viên tư vấn hướng nghiệp, giáo viên nghệ thuật (dạy ở cấp THPT), giáo viên dạy ngoại ngữ 2.

70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Anh – nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD&ĐT Nghệ An đã đưa ra con số “gây sốc” là 70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm. “Nghề dạy học vừa mang tính khoa học lại là nghề đòi hỏi người dạy có nghệ thuật trong giảng dạy. Đối chiếu điều này, giáo viên có năng khiếu sư phạm rất ít. Không có năng khiếu trong khi giáo viên lại không tích cực rèn luyện dẫn đến năng lực yếu kém”, ông  Nguyễn Đình Anh cho hay.

Cũng tại hội thảo, GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể đã báo cáo quy trình và định hướng của chương trình GDPT mới cho hay: “Từ năm 1945 đến nay chúng ta có 3 cuộc cải cách giáo dục vào năm 1950, 1956 và 1979.

Đặc điểm chung của 3 lần này là thực hiện theo đề án cái cách giáo dục của chính phủ, hai lần cái cách trước dựa theo chương trình cũ (học sơ hạn) để phù hợp với thực tế kháng chiến. 2 lần đầu dường như không có xây dựng chương trình. Năm 1979 thì có dự thảo chương trình vắn tắt và cho đến nay chưa có văn bản nào của Bộ GD & ĐTphê duyệt chương trình chính thức”.

Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể

Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình GDPT tổng thể

Nguyễn Minh Thuyết cũng cho biết thêm: “Về quy định về đổi mới SGK hiện hành: Tất cả các bước xây dựng chương trình tổng thể cũng như chương trình các môn học đều thông qua việc tổ chức chương trình hiện hành, biên soạn chương trình mới, tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân và chuyên gia rồi thẩm định rồi mới ban hành.

Định hướng chương trình mới chúng ta đã chuyển mạnh từ chương trình nặng về kiến thức sang chương trình phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Trên thế giới người ta xây dựng chương trình theo 3 đặc điểm sau: Dạy học phân hóa (phù hợp với sở thích của học sinh); dạy học tích hợp; dạy học theo hướng tích cực của người học.

Chương trình của Việt Nam cũng dạy theo hướng phân hóa như vậy. Học sinh được tự chọn môn học phù hợp. Lâu nay chúng ta quy định học thể chất là học sinh phải chạy 100 m hay nhảy cao 1,2m, điều này không phù hợp với nhiều học sinh. Vì thế, chúng ta tách ra thành nhiều học phần để những học sinh không nhảy được sẽ học thể dục nhịp điệu. Đến bậc THPT sẽ tổ chức theo hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn.

Ngoài ra, chương trình cũng phải đảm bảo đảm phù hợp với điều kiện của Việt Nam: Đội ngũ giáo viên, hệ thống cơ sở vật chất cũng như tâm sinh lí của học sinh. Ngoài ra, để đảm bảo phù hợp phải xác định số lượng môn học, thời lượng mỗi môn học phải phù hợp, đúng mức, trao quyền chủ động cho địa phương trong quá trình học, chương trình cũng không nên quá chi tiết để các đơn vị viết SGK viết phù hợp với từng địa phương.

Đây là lần đầu tiên, chương trình giáo dục không quy định chi tiết thời lượng từng môn trong tuần mà chỉ quy định thời lượng của cả năm học và nhà trường có thể tổ chức dạy trên lớp và ngoài lớp học để đa dạng hóa hình thức dạy học”.

Thông tin đã được đăng tải trên trang Y tế Việt Nam.

Nguồn theo Báo Infonet – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới