Người Thầy thuốc mang tâm hồn nghệ sĩ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

“Có một chàng thi sĩ một hôm vì lẽ gì đó bỏ đi làm thầy thuốc. Mười năm, hai mươi năm… anh cặm cụi chăm sóc, chữa lành, làm dịu nỗi đau của trẻ thơ…”

Quyết định trở thành bác sĩ nhi vì “mê” trẻ con

Đó là những lời thơ mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết về Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Không phải ngẫu nhiên  “vì lẽ gì” mà Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lại quyết định chọn Y khoa, bởi theo ông đó là “cái nghiệp” tự tìm đến. Khi còn là một sinh viên y khoa, đi thực tập ở các bệnh viện nhi, ông “mê” trẻ con và yêu chúng theo cách rất tự nhiên. Đó cũng là lý do, ông quyết định trở thành bác sĩ nhi. Với bác sĩ Ngọc, là thầy thuốc nhi khoa thì phải thương trẻ con, phải coi đó như con mình, đừng làm đau những đứa trẻ nếu không cần thiết.

chan-dung-bac-si

Chân dung người Thầy thuốc mang tâm hồn nghệ sĩ

Bác sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ

Ông chọn y khoa và mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ. Có lẽ chính vì tấm lòng đặc biệt yêu thích trẻ nhỏ mà bác sĩ Ngọc đã sáng tác rất nhiều những tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi như: “Có một con mọt sách”, “Thư cho bé sơ sinh” hay “Những bệnh thường gặp ở tuổi học trò”

Văn chương là ước mơ từ thuở niên thiếu của Bác sĩ Ngọc, cho đến bây giờ ông vẫn thường xuyên sáng tác và viết những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày của bản thân. Nếu đọc những câu chuyện mà Ông viết, chắc chắn sẽ cảm nhận được giọng văn hài hước, dí dỏm, rất đỗi gần gũi, thân thương. Đọc truyện mà không khác gì được ngồi đối diện nói chuyện cùng ông.

Nhà vn × HÓng NgÍc v«n r¥t ho¡t bát ß tuÕi 75 khi giao l°u vÛi b¡n Íc. ¢nh: L.iÁn

Đã 70 tuổi nhưng ông vẫn cống hiến tài năng, sức lực của mình cho xã hội

Vị Bác sĩ được nhiều người yêu mến

Ở Việt Nam, có lẽ không có nhiều người có nhiều danh xưng như ông: Bác sĩ nhi khoa, rất nhiều người còn gọi ông là bác sĩ của tuổi mực tím, tuổi trưởng thành và cả tuổi… trăng xế. Tài năng của ông đều đáng để mọi người khâm phục và cảm mến. Ông không chỉ đến để giúp họ chữa lành những nỗi đau thể xác mà còn xoa dịu những bất an, những mất mát về tinh thần cho từng số phận.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã từng nói một câu nói rất hay trong một hội thảo với các bạn trẻ sinh viên y khoa về đạo đức người thầy thuốc: “Học làm người rồi mới học làm nghề”. Triết lý đó là bài học mà bác sĩ mong muốn tất các bạn sinh viên trẻ hãy cố gắng để hiểu và thực hiện.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới