Chế độ ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị của bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày, vậy những bệnh nhân này nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường hiệu quả điều trị.
- 5 lợi ích cực tốt của củ hành có thể bạn chưa biết
- Các món ăn từ cá diếc chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng và cao huyết áp
- Món ăn bài thuốc từ lươn bồi bổ sức khỏe, điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Những thực phẩm mà bệnh nhân đau dạ dày nên và không nên ăn
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến do vi khuẩn H.Pylori. H.Pylori được xác định là thủ phạm của khoảng 80% các ca loét dạ dày, trên 95% các ca loét tá tràng và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư dạ dày. Đau dạ dày (viêm loét dạ dày) là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non bị tổn thương. Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày sẽ bị hạn chế nên việc lựa chọn thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Vậy ăn gì và không nên ăn gì là điều đáng chú ý đối với người bị bệnh đau dạ dày.
Những thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn
Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng chín, sữa chua, mật ong, chè nóng… là những thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng làm đệm cho niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Nhiều người lo ngại rằng ăn sữa chua sẽ càng làm tăng thêm tình trạng bệnh. Nhưng theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì việc dùng sữa chua đúng cách lại có tác dụng rất tốt cho dạ dày. Trong sữa chua có nhiều enzyme, acid lactic có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng tốt.
Có một loại thực phẩm để giảm bệnh đau dạ dày đang rất phổ biến hiện nay đó là hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong. Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền, nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Thực phẩm giúp làm lành vết bị viêm loét như: cá giàu canxi, protein và kẽm; bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng làm lành vết loét, tăng lưu lượng dòng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vitamin U sẽ mất đi khi ở nhiệt độ cao nên sử dụng nước ép bắp cải được xem là tốt nhất, có thể tận dụng tối đa hiệu quả và được chuyên gia khuyên sử dụng.
Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai,… những thức ăn dạng này dễ tiêu hóa, mềm và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid. Cơm trắng là loại lương thực không thể thiếu trong bữa ăn gia đình Việt Nam. Cơm trắng có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Hay khoai tây cũng được xếp trong danh sách những thực phẩm nên ăn hàng đầu cho người bị đau dạ dày. Do trong khoai tây có chứa chất Cellulose giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng acid.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm vì những người đau dạ dày mãn tính thường bị thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém hơn người bình thường.
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non bị tổn thương
Những thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn
Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, cà phê, chè đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; các loại nấm (vì trong nấm có chất phalin rất độc có thể làm tổn thương dạ dày); những món ăn chiên nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có chất bảo quản.
Thực phẩm nhiều acid: trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ); các loại nước ngọt, nước trái cây có ga… Một điều đáng chú ý là sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid lactic (cam, quýt, bưởi, nho…) sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và làm sinh ra các chất độc hại gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
Thực phẩm gây chướng bụng như: giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… do chúng có khả năng tạo hơi trong dạ dày. Không nên ăn trứng chưa chín vì lòng trắng trứng sống chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, gây đầy bụng, khó tiêu.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn