Trẻ sơ sinh khi ngủ hay bị giật mình là hiện tượng gặp khá phổ biến khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân và biện pháp can thiệp khi gặp phải hiện tượng này như thế nào?
- Thầy thuốc YHCT gợi ý món ăn bài thuốc cho trẻ thiếu máu
- Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?
- Mùa lạnh nên ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch?
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ?
Bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ như:
- Do phản xạ sinh lý: Trong tháng đầu tiên, bé chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường bị giật mình khi ngủ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn;
- Tâm lý bất an: Bé hay bị giật mình khi có cảm giác không an toàn, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi;
- Tiếng ồn: Bé sơ sinh dễ bị giật mình trong khi ngủ bởi tiếng động lớn ở bên ngoài như tiếng chuông điện thoại, tiếng nhạc, tiếng mở cửa,…;
- Bị đặt xuống bất ngờ có thể khiến bé hay bị giật mình vì thay đổi độ cao quá nhanh tạo cảm giác như đang rơi;
- Do trào ngược dạ dày;
- Do trẻ bị thiếu canxi;
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương là nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ;…
Tác hại khi trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ
Hiện tượng trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra một số tác hại cho bé như sau:
- Chậm tăng cân: Khi trẻ ngủ ngon giấc sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, hay giật mình khi ngủ thì chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ;
- Giảm khả năng nhận thức: Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời.
- Hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân các hệ lụy như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở, cao huyết áp);
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ: Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao;
- Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.
Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ?
Khi bé giật mình trong lúc ngủ, bố mẹ có thể tạo cho bé cảm giác an toàn và ngủ ngon giấc hơn bằng cách ôm ấp vỗ về bé. Ở những bé thường xuyên bị giật mình khi ngủ, bố mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu do các nguyên nhân bệnh lý thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp. Trong các trường hợp giật mình do phản xạ tự nhiên và tác động từ môi trường bên ngoài, bố mẹ có thể áp dụng các cách làm cho trẻ hết giật mình khi ngủ như sau:
- Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Phòng ngủ của bé phải đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, không có tiếng ồn và nhiệt độ thích hợp.
- Tạo cảm giác an toàn cho bé: Dùng gối ôm cho trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, thấy an tâm hơn;
- Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, cha mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ, vỗ về để bé ngủ sâu giấc hơn và không làm bé bị giật mình;
- Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Mẹ nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ để bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất, chấm dứt tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi;
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên;
Nguồn: ytevietnam.edu.vn