Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều phụ huynh hiện nay cho trẻ ăn dặm quá sớm, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, vậy nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào là hợp lý?

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?

Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ ăn dặm là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ việc bú sữa mẹ hoàn toàn sang việc bổ sung thêm một số thực phẩm khác. Khi cho trẻ ăn dặm phụ huynh cần nắm được khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và nguyên tắc cho trẻ ăn dặm như thế nào để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh.

Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, bởi vào thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện và có thể hấp thu được những thực phẩm phức tạp hơn sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột sẽ gây mệt và có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ, còn nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn thì trẻ sẽ tăng trưởng chậm do sữa mẹ lúc này không đủ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm cần đảm bảo theo nguyên tắc: cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng cho đến thức ăn đặc, từ ít đến nhiều và ăn xen kẽ với việc bú sữa. Phụ huynh có thể tập cho trẻ ăn dặm ban đầu chỉ vài muỗng bột cho trẻ làm quen, sau đó mới tăng dần thành bữa chính.

Quy tắc chính khi cho bé ăn dặm như sau:

  • Chỉ cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Chỉ cho trẻ ăn thực phẩm mới khi cơ thể của trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không thử nghiệm khi trẻ đang mệt, mọc răng. Nếu sức khỏe của trẻ không đảm bảo (mới tiêm chủng xong, người nhà đang bị cảm cúm) tốt nhất nên đợi thêm khoảng 1 tuần sau bình thường trở lại mới cho trẻ ăn dặm.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dặm trước khi sử dụng thức ăn chính, ví dụ: cho trẻ ăn cháo sữa ngũ cốc sau đó mới cho trẻ bú mẹ.
  • Không ép trẻ ăn nếu như trẻ từ chối món ăn nào đó.
  • Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, an toàn, khiến cả bé và cha mẹ hài lòng.

Nên cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 6 tháng tuổi

Nên cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 6 tháng tuổi

Nên cho trẻ ăn dặm những gì?

GV Nguyễn Thị Linh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính:

  • Nhóm bột đường (gạo, bắp, khoai…)
  • Nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…)
  • Nhóm rau củ (rau xanh, củ quả các loại như: khoai tây, bí đỏ, cà rốt…)
  • Dầu mỡ để giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm cho bột mềm và dễ nuốt.

Phụ huynh nên chia thời kỳ ăn dặm của trẻ qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn ăn bột (bắt đầu từ 4 -8 tháng tuổi):
  • Giai đoạn ăn cháo (bé được 9 – 10 tháng): Mẹ nên nấu cháo cho bé ăn, xé thêm cả thịt, cá, rau củ băm nhỏ cho vào nấu chín.
  • Giai đoạn ăn cơm (từ sau 1 tuổi): Từ sau khi trẻ được 1 tuổi, trẻ đã có gần đủ răng để nhai cơm thì phụ huynh có thể bắt đầu cho trẻ ăn cơm. Cơm cần nấu mềm, các loại thịt, cá xé nhỏ, canh rau cắt ngắn để bé nhai không bị hóc.

Trên đây là một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm phụ huynh cần lưu ý để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới