Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để khỏi bệnh nhanh nhất?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì – câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm cũng như cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất sẽ được bác sĩ tư vấn trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, tính từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước đã có hơn 35.000 ca mắc miệng và là nguyên nhân khiến 80 trẻ bị tử vong. Những con số này cho thấy mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây truyền của bệnh tay chân miệng.

Chân tay miệng là bệnh do virus đường tiêu hóa gây nên. Tuy được coi là bệnh truyền nhiễm lành tính. Tuy nhiên quá trình điều trị tay chân miệng nếu không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểmnhư viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não….

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng sốt, viêm loét vùng miệng – tay- chân- mông –gối, nôn trớ, biếng ăn…

Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng dựa trên triệu chứng của bệnh
Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng dựa trên triệu chứng của bệnh

Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh tay miệng, do đó không ít phụ huynh lo lắng không biết trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao. Do đó tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh chính là cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.

  • Điều trị sốt

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol) khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên. Bổ sung nước và dung dịch điện giải cho trẻ ((oresol; hydrit).

  • Điều trị viêm loét miệng

Bổ sung kẽm, vitamin C trong thực phẩm và thuốc cho trẻ. Dùng dung dịch glycerin borat để vệ sinh miệng cho trẻ trước và sau ăn để sát khuẩn và giảm đau.

  • Điều trị biến chứng não – màng não

Khi cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng não – màng não như rối loạn tri giác, co giật, liệt chi… Cha mẹ cần dùng thuốc phenobarbital để chống co giật và kháng sinh Cefotaxim điều trị viêm màng não vi khuẩn. Theo dõi các biểu hiện về hô hấp.

Trong trường hợp cha mẹ không có kinh nghiệm, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng về não, suy hô hấp, trụy tim mạch, sốc, biến chứng thần kinh…để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Giữ vệ sinh là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất
Giữ vệ sinh là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất

Phòng chống bệnh tay chân miệng

Hiện tại chưa có vắc xin dự phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, do đó các biện pháp phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cha mẹ nên thực hiện cho trẻ như sau:

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
  • Cất giữ đồ chơi, vật dụng của trẻ sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà và các không gian của trẻ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Cách ly trẻ với trẻ bị bệnh hoặc không đưa trẻ đến trường học ngay khi phát hiện bệnh ở trẻ.

Thực hiện phòng chống bệnh cho trẻ bị tay chân miệng là cách duy nhất để cha mẹ bảo vệ trẻ, thoát khỏi nỗi băn khoăn trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì trước những nguy cơ lây bệnh của căn bệnh truyền nhiễm này.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới