Nếu tự chủ nhiều Trường Đại học Công lập khó tồn tại?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Điều đó cho thấy Bộ đang dần hướng tới việc để các Trường tự chủ động trong việc tuyển đầu vào. Hiện các Trường đang “nín thở” để chờ động thái tiếp theo của Bộ. Tuy nhiên nhiều khả năng Bộ sẽ giao cho các Trường tự chủ tuyển sinh trong chính năm học này 2017.

Nếu tự chủ nhiều Trường Đại học Công lập khó tồn tại?

Nếu tự chủ nhiều Trường Đại học Công lập khó tồn tại?

Tự chủ tuyển sinh nhiều trường sẽ không tuyển đủ thí sinh?

Nhiều ý kiến cho rằng việc tự chủ tuyển sinh đầu vào cho các Trường Đại học sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành giáo dục, nhất là thị trường hóa giáo dục (cạnh tranh công bằng) trường nào mạnh về chất lượng và có chiến lược tuyển sinh cũng như trình độ đào tạo sẽ giành phần thắng. Tuy nhiên cũng không ít trường lo ngại việc tự chủ sẽ khiến nhiều trường không tuyển đủ thí sinh và dẫn đến “xóa sổ”.

Theo như chia sẻ của Hiệu trưởng một trường Đại học dân lập lớn tại Hà Nội cho rằng, “nếu bộ GD&ĐT không còn khống chế số lượng nguyện vọng đối với thí sinh thì kịch bản của các trường sẽ tương đối khác so với năm 2016. Lúc đó tôi nghĩ là sẽ công bằng nhất”. Thí sinh sẽ được tha hồ chọn trường chọn ngành mà mình yêu thích và sẽ đạt được nguyện vọng tốt nhất phù hợp với mình.

Vị Hiệu trưởng này cũng cho biết: “Việc Bộ tổ chức một kì thi chung, chất lượng công bằng khách quan là để giảm chi phí cho xã hội. Kết quả đánh giá này được các trường ĐH – CĐ sẽ sử dụng để tuyển sinh đầu vào. Còn việc tuyển sinh như thế nào thì cứ để các trường chủ động, Bộ chỉ kiểm soát các trường có tuyển đúng chỉ tiêu như đăng kí không. Lúc đó sự phân tầng về các Trường sẽ rất rõ ràng. Những trường không hấp dẫn, những ngành không hâp dẫn kể cả ở những trường Công lập sẽ bị quy luật đào thải. Và lúc đó sẽ có rất nhiều trường phải đóng cửa hoặc sáp nhập và cần phải làm như thế để các trường ngoài Công lập mới có thể cạnh tranh sòng phẳng”.

Nhiều trường Công lập sẽ khó tồn tại với cơ chế tự chủ?

Nhiều trường Công lập sẽ khó tồn tại với cơ chế tự chủ?

Nhiều trường Công lập sẽ khó tồn tại với cơ chế tự chủ?

Việc khó thay đổi về mô hình lẫn tổ chức đang khiến nhiều Trường Công lập khó khăn trong công tác tuyển sinh nếu không nói là “dựa hơi”. Nói như trong kì tuyển sinh năm nay nhiều trường Cao đẳng hiện tại đến giờ này vẫn chưa tuyển đủ thí sinh, mặc dù đã bước vào đợt xét tuyển bổ sung thứ 3.

Như Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM sau nhiều năm tuyển đủ 100% thí sinh thì năm nay đây là lần đầu tiên trường chỉ tuyển được 2/3 chỉ tiêu. Tiến sĩ Lê Hoàng Nghiêm, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết.

Hay đơn cử như Trường Đại học có quy mô tuyển sinh gần như lớn nhất cả nước là Đại học Công nghiệp TPHCM dù ở nguyện vọng 1 nhận được trên 11.000 hồ sơ cho 6.900 chỉ tiêu nhưng vẫn phải tuyển bổ sung đợt hai và phải hạ mức điểm nhận hồ sơ xuống vẫn chưa tuyển đủ. Ngoài ra các khối trường nằm trong Đại học Quốc gia cũng không ngoại lệ. Nhiều trường đến tại bây giờ vẫn đang loay hoay trong khâu tuyển sinh.

Bộ đã sẵn sàng cho việc "buông" các trường Đại học

Bộ đã sẵn sàng cho việc “buông” các trường Đại học

Thiếu sinh viên là một trong những bất ngờ với các trường ĐH tốp năm nay khi mà cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam đang Bộ đã và sắp được áp dụng. Việc các trường Công lập không tuyển đủ thí sinh cho thấy cán cân đại học Công và Tư đang thay đổi. Nếu như Bộ GD&ĐT đưa ra phương án tự chủ cho các trường vào năm nay đây là cơ hội để các trường thực sự có năng lực bứt lên. Cũng như Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Bách Khoa TPHCM cho rằng “ Việc tự chủ sẽ giúp các Trường thay đổi để phù hợp với hình thức giáo dục trên thế giới hiện nay. Nếu như các trường Công lập vẫn ỷ lại thì nguy cơ các Trường công lập sẽ khó tồn tại”.

Theo như thông tin mới nhất Bộ đã sẵn sàng cho việc “buông” các trường Đại học để các trường này tự bơi và không còn dựa hơi như thế mới làm nền giáo dục đi lên.

Lam hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới