Những điều cần chú ý về bệnh dại mà có thể bạn chưa biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh dại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người qua đường da và niêm mạc, là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Vậy bạn cần chú ý điều gì?

Những điều cần chú ý về bệnh dại mà có thể bạn chưa biết

Những điều cần chú ý về bệnh dại mà có thể bạn chưa biết

Bệnh dại thấy ở khắp nơi, tỷ lệ mắc bệnh ở người tùy vào tỷ lệ mắc bệnh ở súc vật. Hiện nay không có thuốc nào chữa đựợc bệnh này ngoại trừ việc tiêm phòng vaccine khi bị súc vật nghi dại cắn. Tỷ lệ người bị chó cắn nghi dại phải tiêm phòng cao hàng thứ 2 sau bệnh tiêu chảy

Tác nhân gây bệnh

  • Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae. Pasteur chia virus dại ra làm 2 loại:
  • Virus dại đường phố: có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người.
  • Virus dại cố định: là virus dại được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đã giảm, mất độc lực và không gây bệnh dại. Được dùng để điều chế vắc
  • Virus dại có sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, cồn Iốt, ở 600C chết trong 5 phút, ở 1000C chết trong 1 phút. Tuy vây, ở nhiệt độ phòng, virus có thể sống được từ 1-2 tuần.

Quá trình truyền nhiễm

Nguồn truyền nhiễm Bệnh dại là một bệnh truyền từ súc vật sang người. Tất cả các loài súc vật có vú đều có thể là nguồn chứa virus dại (chó, mèo, bò ,lợn). Nhưng do cơ chế truyền nhiễm đặc biệt (cắn nhau) cho nên chỉ có loài chó là có thể duy trì rất lâu sự tiếp diễn liên tục của quá trình dịch súc vật.

Súc vật duy trì virus dại trong thiên nhiên là chó sói. Chó sói có thể làm lây bệnh cho các súc vật khác đặc biệt là chó nhà. Dịch súc vật ở chó nguy hiểm vì chúng sống cùng với người và khả năng chúng làm lây cho người rất lớn. Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu (khoảng 97%) sau đó là mèo (2,7%).

Mèo cũng có thể làm lây bệnh cho người khi bị cào. Dịch súc vật ở chó nguy hiểm vì chúng sống cùng với người và có khả năng làm lây bệnh cho người rất lớn.

Trong nước bọt của người bệnh có virus dại, sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại, nhưng chưa thấy mô tả một trường hợp nào làm lây bệnh cho người.

Quá trình truyền nhiễm bệnh dại

Quá trình truyền nhiễm bệnh dại

Đường truyền nhiễm

Bệnh dại truyền từ súc dại sang súc vật lành cũng bằng cắn. Súc vật bắt đầu bài xuất virus dại theo nước bọt 4 – 12 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Chó và mèo truyền bệnh cho người bằng nước bọt qua vết cắn, cào. Súc vật còn có thể truyền bệnh khi liếm da người bị xây xước.

Khối cảm thụ

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh dại.

Tất cả các loài động vật máu nóng: gia súc, dã thú đều có thể bị bệnh dại.

Bệnh sinh

Thầy thuốc tư vấn cho hay: Virus dại vào cơ thể người qua da và niêm mạc. Người mắc bệnh là do bị súc vật dại cắn hoặc dây nước bọt vào da bị xây xước. Như vậy, không phải bị chỉ bị cắn mới nguy hiểm mà bị liếm cũng nguy hiểm. Lây nhiễm qua niêm mạc rất hiếm.

Từ vết thương virus sẽ theo dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương, sinh sản ở đó, làm tổn thương các tế bào tuỷ sống và não. Rồi từ đây virus theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt để giải phóng ra ngoài.

Bệnh cảnh lâm sàng là do tình trạng não viêm do virus dại gây nên.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới