Điều trị thành công cho một bệnh nhân thì những y – bác sĩ, điều dưỡng viên luôn được nhắc tới đầu tiên. Nhưng mọi người quên đi rằng để có được thành công đó phải kể đến những hy sinh thầm lặng của những xét nghiệm viên. Vậy xét nghiệm viên họ là ai? Công việc của họ thế nào, họ học Trung cấp Y, Cao đẳng hay Đại học.
- 4 dịch vụ xét nghiệm Y tế dự phòng có thể cứu tính mạng của bạn
- 8 xét nghiệm Y tế quan trọng phụ nữ chớ nên bỏ qua
- 5 xét nghiệm cần thiết ở độ tuổi 60
Xét nghiệm y tế là gì?
Xét nghiệm Y tế là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao trong xu thế phát triển hiện nay.
Xét nghiệm Y tế chính là những bước kiểm tra, sàng lọc sức khỏe để góp phần vào việc sớm phát hiện bệnh cũng như là chăm sóc sức khỏe của người dân và cộng đồng.
Kĩ thuật viên xét nghiệm Y học là ai?
Kỹ thuật viên xét nghiệm là những người được đào tạo bài bản các kiến thức, kĩ năng ở các trình độ khác nhau như Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp Y về công việc xét nghiệm y tế.
Họ có thể làm việc tại các khoa xét nghiệm của các bệnh viện, phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng công cụ xét nghiệm Y tế. Với công việc chủ yếu là hướng dẫn, giúp đỡ lấy mẫu bệnh phẩm trước khi làm xét nghiệm, thực hiện xét nghiệm, pha hóa chất,các thuốc thử, chuẩn bị dụng cụ và phương tiện kĩ thuật để thực hiện xét nghiệm một cách tốt nhất.
Công việc thầm lặng.
Nghề kỹ thuật viên xét nghiệm thì luôn thường xuyên phải tiếp túc với những bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch, phẩn,…nhưng bệnh phẩm chứa nhiều vi khuẩn và nguy hiểm. Chính vì vậy để có thể phòng tránh những trường hợp lây nhiễm, thực hiện đúng quy trình xét nghiệm thì các kĩ thuật viên cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức để tránh phơ nhiễm và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Một số bệnh phẩm có mức nguy hiểm cao như HIV, phong, lao,…rất dễ tiếp xúc với người khác. Nên nhiều lúc những người kĩ thuật viên xét nghiệm cũng bị cũng người bệnh xa lánh vì có thể bị lây nhiễm từ người bệnh khác. Vì thường xuyên tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm nên nguy cơ lây nhiễm của nhân viên xét nghiệm cũng không ít. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Ân từng chia sẻ : “Trước đây, cứ thấy bệnh nhân phòng là họ tránh xa, họ sợ cả những bác sĩ chữa bệnh cho người bị phong”.
Không chỉ bác sĩ Ân, nhiều kĩ thuật viêm làm xét nghiệm Y tế cũng cho rằng định kiến xã hội về nghề cũng rất nhiều, nhưng nay cũng dần được phá bỏ.
Hiện nay, thay bằng những xét nghiệm bằng các dụng cụ đơn giản thì đã có nhiều hơn những máy móc hiện đại như máy Gene Xpert sẽ giúp phát hiện bệnh lao mà kháng được thuốc trong vòng 2 giờ. Những phương pháp hiện đại không chỉ giúp công việc nhanh hơn, kết quả chính xác hơn mà còn góp phần hạn chế rủi ro cho những kĩ thuật viên xét nghiệm Y tế
Các kết quả xét nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối có thể do máy móc xuống cấp, lỗi kĩ thuật hay nguồn điện không ổn định,…Vì thế, mà những người làm xét nghiệm luôn phải chịu khó,tỉ mỉ và nhẫn nại, thực hiện đúng quy trình để có một kết quả xét nghiệm tốt, tránh sai lệch vì có thể tác động đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
Xét nghiệm Y tế, công việc vốn thầm lặng, chịu nhiều thiệt thòi nên sự đồng cảm từ gia đình, người thân chính là động lực để mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm Y tế gắn bó và công hiến cho nghề, thực hiện tốt công việc của mình.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn