Bệnh giang mai được biết đến như là một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề đối với người bệnh. Vì vậy việc nắm được những kiến thức cơ bản và tuân thủ các biện pháp điều trị bệnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những việc cần làm đối với người bệnh ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai.
- Thuốc chữa bệnh giang mai ở nữ và cách điều trị hiệu quả
- Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc cần phải lưu ý những gì?
- Bệnh giang mai là gì?Bệnh giang mai có chữa được không?
Những biểu hiện của giai mai qua các giai đoạn
Bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, từ đó mức độ nguy hiểm cũng dần tăng lên. Vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào máu và phá hủy toàn bộ cơ quan nội tạng trong cơ thể người bệnh. Vì vậy mọi người cần nên có những kiến thức cơ bản để nhận biết bệnh giang mai giúp điều trị bệnh một cách kịp thời.
Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu xuất hiện những vết tròn hay hình bầu dục, các vết này loét và không có chân, không gây đau và ngứa cho bệnh nhân gọi là săng giang mai.
Bệnh giang mai giai đoạn 2 xuất hiện các hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể như ben, cổ, có biểu hiện tổn thương niêm mạc.
Bệnh giang mai giai đoạn 3, đây là giai đoạn cuối, lúc này vi khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ khiến thai nhi chết lưu, sinh non hoặc tử vong.
4 việc cần làm khi có biểu hiện của bệnh giang mai
Việc phát hiện và điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định trong việc điều trị bệnh giang mai. Nếu khi phát hiện những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu thì cần làm những việc sau đây:
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để khám và làm các xét nghiệm y tế cần thiết để xoắn khuẩn giang mai nhằm giúp bệnh nhân phát hiện sớm, từ đó xác định được mức độ nguy hiểm của xoắn khuẩn giang mai để có những phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.
- Bệnh giang mai không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục mà còn lây nhiễm qua các vật dụng trung gian như bàn chải, quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm…Vì vậy trường hợp phát hiện bản thân mình bị mắc bệnh giang mai cần nhanh chóng có những biện pháp cách ly, tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình.
- Tiến hành xét nghiệm và điều trị cho bạn tình và những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân thông qua con đường tình dục không an toàn. Khi điều trị khỏi bệnh giang mai, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong việc phòng ngừa và tránh tái phát bệnh. Nếu tình trạng bệnh tái phát và chuyển biến nặng hơn, gây ra nhiều bệnh lý học khác nhau trong cơ thể, gây khó khăn trong việc điều trị.
- Đối với phụ nữ mang thai, nếu bị nhiễm bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Tình trạng người mẹ không điều trị kịp thời, thai nhi sẽ bị chết lưu, sinh non hoặc tử vong. Những trường hợp các cặp đôi nam nữ đang trong quá trình điều trị bệnh giang mai thì không được kết hôn.
Trên đây là những lưu ý mà các bác sĩ chuyên khoa tư vấn giúp mọi người có những biện pháp đề phòng và phòng tránh bệnh giang mai một cách tốt nhất. Đối với việc phát hiện những biểu hiện của bệnh giang mai, người bệnh không nên e ngại hay xấu hổ mà nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn