Ung thư là căn bệnh gây chết người hàng đầu thế giới, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài trên con đường tìm ra giải pháp làm chủ sức khỏe trước căn bệnh ác tính này. Năm 2016 ghi nhận bước đột phá trong việc phòng chống bệnh ung thư nhờ 5 phát minh quan trọng sau đây.
- Tỷ lệ phụ nữ bị ung thư phổi do khói thuốc nhiều hơn do hút thuốc
- Chỉ mặt 5 loại thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến tụy không nên ăn
- Những thực phẩm giúp đẩy lùi bệnh ung thư vú ở phụ nữ
Xét nghiệm máu phát hiện ung thư vú
Tháng 9/2016, các nhà nghiên cứu đã mở ra hi vọng phát hiện ung thư vú bằng phương pháp mới nhanh chóng và chính xác hơn phương pháp cũ. Thay vì quá trình chụp nhũ ảnh và sinh thiết, phụ nữ có thể phát hiện ung thư vú nhanh chóng nhờ xét nghiệm máu.
Trong tương lai, phương pháp chẩn đoán ung thư vú này sẽ giúp việc phát hiện bệnh ung thư trở nên nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn.
Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị
Ung thư phổi được coi là thể ung thư nguy hiểm có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới.
Nếu như trước kia, việc điều trị ung thư phổi thường trải qua phác đồ hóa trị tích cực, thì phương pháp điều trị bằng hóa trị mới được công bố tháng 10/2016 cho kết quả tốt hơn 40% so với phương pháp cũ. Đây là tín hiệu đáng mừng, mở ra cơ hội sống cho hàng triệu bệnh nhân ung thư phổi trên khắp thế giới.
Phương pháp hóa trị mới đã được FDA phê chuẩn là thuốc điều trị hàng thứ 2 và đang chờ đợi để được phê chuẩn là phương pháp điều trị bệnh ung thư đầu bảng.
Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối
Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư máu được triển khai trong năm 2016 và được các bác sĩ đánh giá kết quả khả quan.
Các nghiên cứu dựa trên quá trình điều trị thực tế cho thấy liệu pháp mới giúp loại bỏ 94% triệu chứng của bệnh, tỷ lệ đáp ứng đạt trên 80%, trong đó hơn một ½ số người bệnh đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Kiểm soát chứ không chữa khỏi ung thư
Thay vì nỗ lực chữa khỏi bệnh ung thư, một nhóm nhà nghiên cứu đã đi tìm phương pháp kiểm soát bệnh để ung thư không còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, gọi là “phác đồ liều metronomic”.
Theo đó, liệu pháp này có vai trò kiểm soát và kìm hãm sự phát triển của khối u gây ung thư, tạo ra một môi trường mới trong cơ thể mà bệnh ung thư không thể phát triển được, nhờ đó người bệnh sẽ không phải chịu những biến chứng của bệnh ung thư và duy trì sức khỏe được ổn định và lâu dài hơn.
Điều trị ung thư vú khó chữa
Ung thư vú bộ ba âm tính khó chữa được coi là bí ẩn của bệnh ung thư vú mà nhiều nhà khoa học chưa tìm được lời giải.
Tuy nhiên đầu năm 2016, Krtin Nithiyanandam – một thiếu niên 16 tuổi ở Anh đã tìm ra phương pháp hóa giải dạng ung thư này.
Cậu bé 16 tuổi đã chỉ ra rằng, việc ức chế loại protein có tên ID4 sẽ giúp bệnh có thể chuyển biến thành dạng dễ điều trị hơn. Đồng thời, việc kết hợp giữa ID4 và tăng hoạt động của PTEN giúp ứ chế khối u hiệu quả hơn với các phương pháp điều trị truyền thống.
Cách điều trị này sẽ được nghiên cứu thêm trước khi áp dụng lâm sàng. Tuy nhiên các chuyên ra tin rằng, đây chính là bước tiến quan trọng trong việc khống chế loại ung thư vú cực đoan.
Với những đột phá trong phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư năm 2016, con người có thể tin tưởng vào tương lai làm chủ sức khỏe, tính mạng của mình trước căn bệnh quái ác này.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn