Vì thế không ngạc nhiên khi bài học về kỹ năng sinh tồn của các sinh viên y khoa trước khi bước vào phòng trực cấp cứu rất quan trọng và sẽ là bí quyết giúp họ tự bảo vệ mình trước những thử thách.
- Vì sao ngành Y vẫn “hot” trong khi hiểm nguy luôn rình rập?
- Vì sao nói Bác sĩ luôn là người 2 mặt?
- Nữ bác sĩ dễ vỡ như thủy tinh nhưng khi vỡ thì lại rất đẹp
5 Kỹ năng sinh tồn giúp sinh viên Y khoa khi trực cấp cứu
Cần trang bị đủ kỹ năng tự vệ khi vào ca trực cấp cứu
Đây cũng là kinh nghiệm mà bất kỳ sinh viên Y khoa nào cũng phải học và trau dồi thật tốt từ những năm tháng cuộc đời khi còn ngồi trên giảng đường. Nếu bạn thiếu những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống, bình tĩnh vượt qua khó khăn, áp lực và căng thẳng thì mỗi ngày trực bệnh viện sẽ là một nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với bạn. Theo ký ức của một bác sĩ N.T.H cũng là một giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhớ về những ngày tháng trực đêm nhọc nhằn của mình và các đồng môn.
Khi ấy, những ca cấp cứu căng đầu, sự sống như thử thách sự kiên trì, quyết tâm và sự tập trung cao độ của đội ngũ Y bác sĩ, Điều Dưỡng viên và các sinh viên thực tập như bác sĩ H. Rất may từ khi học trên giảng đường, chị đã được những người thầy của mình trang bị kỹ năng, kiến thức và tâm lý vững vàng mới có thể yêu thêm màu trắng của áo blouse, tình nguyện chọn con đường gập gềnh, khó khăn và thành công như bây giờ. Nghề y là vậy, trắc trở bao nhiêu sẽ cho người ta quả trái ngọt bùi bấy nhiêu.
Những kỹ năng mà bác sĩ H. cũng như các sinh viên y khoa phải học trước khi trức cấp cứu được đúc kết ngắn gọn và dễ hiểu chỉ trong 1 tiết học như sau:
Thứ nhất, đối tượng tham gia lớp học này là toàn bộ các bạn sinh viên chuẩn bị bước vào phòng cấp cứu mà không hề phân biệt tuổi tác, giới tính, chiều cao, trình độ, học trường nào, tính cách ra sao, cá tính thế nào, học năm mấy….tất cả đều phải tốt nghiệp lớp kỹ năng này thì mới đủ bản lĩnh để đêm nay, đêm mai và nhiêu đêm nữa trực đêm đảm bảo an toàn, được các bác sĩ và đồng nghiệp giao phó ca trực cho mình.
Cần trang bị đầy đủ kỹ năng trước khi vào ca trực
Thứ hai, như chia sẻ như một bạn sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bạn chỉ có thể học về lý thuyết trong 1 tiết tương đương với 45 phút. Tuy nhiên, 45 phút cuộc đời ấy vô cùng quý giá, sẽ cho bạn kỹ năng trực cấp cứu, sẽ tạo nên một thế hệ cán bộ y tế thực sự đủ tâm, đủ đức, đủ tài và đủ dũng cảm để đối mặt với muôn vàn nguy hiểm trong nghề, trong giây phút sinh tử của một bệnh nhân nào đó. Thời gian đủ ngắn để không khiến các bạn sinh viên Y khoa thêm mệt mỏi vì chương trình học và cũng đủ dài để dạy bạn những điều nên biết trước khi bước vào phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, để không làm sai bất kỳ nhiệm vụ gì được giao. Chỉ cần từng ấy thời gian đã đủ để các bạn thực hành kỹ năng này cả đời.
Thứ ba, đó chính là xét đến hình thức thi của môn kỹ năng này được áp dụng với các tình huống lâm sàng có thật đúng kiểu thi kỹ năng như thi năng khiếu vẽ, hát, hay múa chẳng hạn. Nếu bạn đạt đủ tiêu chuẩn gọi là đỗ thì xem như bạn đã trốn thoát an toàn và ngoạn mục. Điều đó hạnh phúc như cảm giác của một bác sĩ thi nội trú được ấy. Còn nếu bạn bị gọi là rớt thì xem như bạn đã dính vào bất cứ hình thức tấn công nào đó.
Những điều cần nhớ trước khi đi trực cấp cứu tại bệnh viện
Theo kinh nghiệm của những người đi trước thì nếu bạn là một sinh viên Y khoa thông minh, thường xuyên phải đi trực cấp cứu đêm thì chỉ cần nhớ và áp dụng đầy đủ những điều lưu ý dưới đây thì bạn đã thành công:
Đầu tiên, bạn cần luôn đề phòng bởi bạn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào (24 giờ/ngày, cuối tuần như thứ 7, Chủ nhật, kể cả ngày lễ, tết thì bạn vẫn có thể là đối tượng tấn công vì cấp cứu đâu có chọn ngày và người bệnh cũng đâu có ngày nghỉ.
Hai là, đối tượng tấn công rất đa dạng có thể là người chức vụ cao, một người nông dân, mọi thành phần có thể tấn công một sinh viên thực tập như bạn trong phòng trực cấp cứu.
Ba là, hình thức tấn công cũng đa dạng không kém có thể là: mắng chửi, nựng nhẹ, vỗ vai, vỗ đầu, đá đít, xô đẩy, xé áo, phang ghế … thậm chí là rút dao đâm, dùng cốc thủy tinh đánh hay rút súng bắn cũng có thể xảy ra. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể dùng vũ khí tấn công có sẵn như: tay, chân, cây, ghế…vậy nên theo chia sẻ của một Điều Dưỡn viên thì bạn cần hết sức đề phòng và nâng cao tinh thần cảnh giác vì vấn nạn bạo hành ngành Y không có dấu hiệu báo trước. Và bạn mặc áo blouse thì chỉ im lặng, không được chống trả, tự vệ, sẽ là đối tượng bị tấn công.
Biết tự vệ khi bị tấn công trong bệnh viện
Bốn là, bạn cần tìm ngay lối thoát hiểm, cửa sổ để có thể thoát nạn ngay lập tức như mở hướng vào trong hay ra ngoài để dùng khi cần. Sau đó bạn nên để ý được con đường đến nơi an toàn ngắn nhất và đơn giản nhất. Một số công cụ có thể được giúp bạn được an toàn như lời của một bạn sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur từng làm như bàn, giường, tủ ..hay các công cụ phòng vệ như gậy, dây truyền…cũng rất cần được chú ý.
Cuối cùng, lời khuyên mà các giảng viên cũng như sinh viên y khoa cần nhớ trước khi tham gia trực cấp cứu là ăn mặc cực kỳ gọn gàng, chọn trang phục và đầu tóc để chạy nhanh nhất có thể nếu như bị tấn công bất ngờ và đột ngột. Bên cạnh đó để an toàn tính mạng và sức khỏe của bản thân tránh được cuộc tấn công không báo trước trong phòng trực thì bạn nên đặc biệt cảnh giác với bệnh nhân với các dấu hiệu như bị chém, đánh nhau, xưng hô kiểu mày tao, côn đồ, chợ búa hay đang ở trong tình trạng xay sỉn, mất kiểm soát hành vi. Bạn nên hạn chế tối đa tạo mâu thuẫn, tấn công và luôn dùng thái độ nhã nhặn nhất để giải quyết.
Như vậy, để bảo vệ mình và tránh trở thành nạn nhân của vấn nạn hành hung trong ngành y bạn cần nhớ những điều trên đây. Đây sẽ là nguyên tắc sống còn giúp bạn an toàn sau mỗi đêm trực cấp cứu.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn