6 điều nhất định phải biết về bệnh tâm thần phân liệt

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tâm thần phân liệt gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và trình độ nhận thức của người bệnh. Bệnh tạo nên những cơn ảo tưởng, ảo giác và khiến cho hành vi của người bệnh trở nên rối loạn và không thể làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình.

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?
Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Về lâm sàng, tâm thần phân liệt là bệnh lý thể hiện sự rối loạn não rất nghiêm trọng và làm cho người bệnh không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân. Bệnh tâm thần phân liệt về lâu dài nếu không được điều trị một cách tích cực thì sẽ khiến cho người bệnh mất đi khả năng chăm sóc bản thân và nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tâm thần phân liệt là một trong những căn bệnh mãn tính, một khi đã mắc phải căn bệnh này thì người bệnh cần phải được điều trị suốt đời và chấp nhận sống chung với nó.

Dấu hiệu khi mắc phải bệnh tâm thần phân liệt

Thông thường, những dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt chỉ thực sự được biểu hiện một cách rõ rệt khi người bệnh đã bước sang tuổi 20. Các dấu hiệu của bệnh này được chia thành 3 mức độ khác nhau là tích cực, tiêu cực và nhận thức, cụ thể:

+ Dấu hiệu tích cực

  • Những dấu hiệu tích cực thường thể hiện một cách thái quá hoặc biến dạng các chức năng bình thường của cơ thể người bệnh, bao gồm:
  • Người bệnh có suy nghĩ ảo tưởng, ảo giác về những thứ không có thật và không tồn tại.
  • Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường bị rối loạn ý tưởng.
  • Có những hành vi vô nghĩa, không theo một quy luật hay mục đích gì.
Dấu hiệu khi mắc phải bệnh tâm thần phân liệt
Dấu hiệu khi mắc phải bệnh tâm thần phân liệt

+ Dấu hiệu tiêu cực

Những dấu hiệu tiêu cực của bệnh tâm thần phân liệt thường xuất hiện trước nhiều tháng hoặc cả năm trước khi người bệnh bộc lộ rõ những triệu chứng tích cực. Dấu hiệu tiêu cực bao gồm:

  • Người bệnh có sự xao nhãng trong cuộc sống, công việc hàng ngày.
  • Cảm xúc bị rối loạn.
  • Không thể tự lên kế hoạch cá nhân cho mình.
  • Không tự chăm sóc được bản thân.
  • Rời xa các hoạt động xã hội và mất động lực trong cuộc sống.

+ Dấu hiệu nhận thức

Đây là những dấu hiệu thể hiện sự suy nghĩa và ý thức của người bệnh. Bệnh tâm thần phân liệt sẽ can thiệp sâu vào khả năng nhận thức và thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của người bệnh. Khi có những triệu chứng này, người bệnh sẽ gặp vấn đề về bộ nhớ, khó tập trung trong công việc, sống thu mình lại.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tâm thần phân liệt?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tâm thần phân liệt cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được. Tuy nhiên, một số yếu tố trong cuộc sống có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tâm thần phân liệt?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tâm thần phân liệt?
  • Do di truyền
  • Do người bệnh đã từng tiếp xúc với chất độc, chất virus hoặc suy dinh dưỡng từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
  • Do chất lượng sống có quá nhiều áp lực.
  • Do bệnh nhân đã từng điều trị bằng thuốc tâm thần trong thời niên thiếu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tâm thần phân liệt

Khi mắc phải bệnh tâm thần phân liệt mà không được điều trị dứt điểm thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tự tìm đến cái chế.
  • Có những hành vi tự gây thương tích và hủy hoại bản thân.
  • Bị bệnh trầm cảm.
  • Không ý thức được hành động của bản thân.

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng cách nào?

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể giúp cho người mắc bệnh tâm thần phân liệt hạn chế được hành vi và sự ảo giác của mình, tránh làm hại đến bản thân và những người xung quanh.

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp điều trị tâm lý xã hội kèm theo chế độ chăm sóc đặc  biệt của người thân.

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng cách nào?
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng cách nào?

Phòng ngừa bệnh tâm thần phân liệt bằng cách nào?

  • Tâm thần phân liệt là căn bệnh không thể và không có cách nào để có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần phân liệt thì nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những yếu tố khởi phát của bệnh và điều trị kịp thời và được bác sĩ tư vấn về cách phòng tránh bệnh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh cho cơ thể bị căng thẳng.

Tóm lại, tâm thần phân liệt là bệnh lý có thể khiến người bệnh gây ra những nguy hiểm cho bản thân và những người thân bên cạnh. Hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để có thể bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi căn bệnh quái gở này bạn đọc nhé.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới