Công việc bận rộn, quỹ thời gian hạn hẹp…là những tác nhân khiến hôn nhân của người thầy thuốc thường thiệt thòi hơn so với các ngành nghề khác. “90% bác sĩ phẫu thuật tim mạch bị vợ bỏ” là lời tâm sự cay đắng của một người làm nghề bác sĩ thừa nhận.
- Những nỗi khổ chỉ có Dược sĩ nhà thuốc mới hiểu !
- Sinh viên Y khoa mù mờ về nguồn gốc biểu tượng con rắn của ngành?
- Gái ngành Y thích độc thân chứ không phải ế
“90% bác sĩ phẫu thuật tim mạch bị vợ bỏ”
Một vị bác sĩ người Pháp có hàng chục năm giảng dạy y khoa, cứu sống sức khỏe của hàng nghìn người nhưng đã vị vợ bỏ vì công việc quá bận rộn. Lựa chọn ngành Y là một sự hi sinh, nhưng riêng bác sĩ nội khoa cần có sự hi sinh rất lớn.
Khi bước vào nghề y, người bác sĩ chấp nhận việc phải đi sớm về muộn, đi trực thường xuyên, đối mặt với những ca mổ, người bệnh và cả cái chết. Quỹ thời gian cho người bác sĩ vô cùng ít ỏi, vì những ca cấp cứu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó nếu hậu phương của người bác sĩ không thể thấu hiểu và thông cảm cho chồng, thì những khoảng cách trong hôn nhân là một rào cản rất khó xảy ra.
Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, PGĐ Bệnh viện Tim Hà Nội tâm sự “Nhiều hôm đi làm về muộn con đã ngủ, hôm sau đi làm từ lúc con chưa dậy, con nhỏ nhiều lúc khóc đòi ngủ với bố, gọi điện dặn bố về sớm, chỉ thấy thương con nhưng công việc thì không thể bỏ được”.
Những hi sinh trong tình cảm chỉ là một phần trong cuộc sống của người bác sĩ, có những sự hi sinh khác lớn hơn rất nhiều mà không phải ai cũng biết. Nguy hiểm nhất là những người bác sĩ ngành Y luôn phải đối mặt với nhiều bệnh nghề nghiệp nguy hiểm.
Theo bác sĩ Hiền, hầu như các bác sĩ đứng mổ chính đều mắc các chứng bệnh như đau cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dạ dày…không chỉ điều trị cho bệnh nhân, mà còn cần điều trị cho mình. Tuy nhiên do áp lực công việc, chế độ ăn uống không điều độ, đặc biệt các ca mổ thường kéo dài quá trưa nên bác sĩ nội khoa thường ăn bữa trưa vào giờ xế chiều là điều thường xảy ra.
Nguy hiểm hơn cả là nguy cơ phơi nhiễm những căn bệnh nguy hiểm mà người làm ngành y tế phải đối mặt, từ HIV, Salt, H5N1, viêm gan, lao, ho gà, thương hàn…từ quá trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Tại các bệnh viện luôn làm xét nghiệm cho người bệnh trước khi điều trị hoặc mổ, tuy nhiên dù cẩn thận thế nào thì những rủi ro vẫn có thể xảy ra. Do đó để bảo vệ mình và những đồng nghiệp, ngoài kỹ năng chuyên môn, đòi hỏi bác sĩ cần có sức khỏe, trí tuệ, sự cẩn thận tỷ mỉ và hơn cả là tình yêu nghề yêu người để trụ vững với nghề.
Bác sĩ – PGS.TS Phạm Nhật An – Nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên PGĐ BV Nhi Trung Ưng cũng trăn trở: Người làm nghề y không hề vinh quang hào nhoáng, ngược lại là côn việc cần rất nhiều sự hi sinh. Đôi khi những ca bệnh khó có thể khiến các bác sĩ trăn trở đau đầu để tìm ra nguyên nhân và các điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh, thậm chí là mất ăn mất ngủ, mỗi lần nhìn thấy ánh mắt chờ đợi hi vọng của người bệnh và gia đình lại khiến người bác sĩ nhói lòng.
‘Thế nhưng không phải bệnh nhân và gia đình nào cũng hiểu. Nhiều gia đình nhũng nhiễu, nghĩ bác sĩ bỏ mặc bệnh nhân, trường hợp hành hung, chửi bới bác sĩ cũng không hề ít. Khi gặp những tình huống ấy, chúng tôi thấy thần kinh căng thẳng vô cùng”
Điều gì khiến những người y, bác sĩ, với bao vất vả khó khăn vẫn bám trụ với nghề, ngày đêm tâm huyết trong từng ca bệnh? Phải chăng chính những nụ cười của người bệnh khi khỏi bệnh chính là niềm hạnh phúc cho y bác sĩ thêm động lực vượt qua nỗi đau của bản thân để làm tốt công việc của mình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn