Bên cạnh việc chữa bệnh theo chỉ định của thấy thuốc thì người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp, dễ tiêu hóa như món cháo dinh dưỡng. Có nhiều món cháo chữa bệnh viêm phổi vừa đơn giản, dễ làm lại giúp hạn chế tối đa các triệu chứng và cải thiện bệnh tình một cách nhanh chóng.
- Người bệnh viêm phổi nên ăn những loại thực phẩm nào?
- 8 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm phổi cực kỳ hiệu quả.
- Bệnh viêm phổi ở trẻ em có gây tử vong không?
Theo các bác sĩ thì đối với bệnh viêm phổi, có 3 giai đoạn bệnh khác nhau, đó là: Giai đoạn khởi phát bệnh, giai đoạn toàn phát và giai đoạn nhiễm bệnh. Ở mỗi giai đoạn bệnh, thì bạn có thể tham khảo và sử dụng một trong số các món cháo dưới đây.
Cháo nấu cùng hạt sen tốt cho bệnh viêm phổi.
1. Giai đoạn khởi phát bệnh viêm phổi
Trong giai đoạn khởi phát bệnh viêm phổi bắt đầu từ từ 1 đến 2 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh thường có những triệu trứng như: sợ lạnh, sốt, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, miệng khô khát, hơi thở ngắn, gấp, ngực đau, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ. Khi người bệnh có những triệu trứng trên thì có thể sử dụng một trong hai món cháo sau:
Cháo bạc hà:
Bạn cần chuẩn bị bạc hà khô, gạo 100 g, và đường phèn. Cách nấu bạn chỉ cần nấu bạc hà để lấy nước. Gạo vo sạch rồi đem nấu cháo, chờ khi cháo chín, nêm thêm đường phèn và nước thuốc bạc hà, nấu lại cho sôi là dùng được. Theo thầy thuốc tư vấn thì người bệnh viêm phổi nên ăn món cháo này khi còn ấm, và chia mỗi ngày ăn 2 lần.
Cháo sung:
Nguyên liệu cho món cháo này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 50 – 100g quả sung chín, 50 – 100g gạo tẻ.
Cách làm: bạn rửa sạch sung, gọt bỏ vỏ. Gạo vo sạch rồi để ráo. Hai thứ đem nấu thành cháo. Chia ăn làm hai lần trong ngày. Nếu muốn dễ ăn, hoặc tùy theo sở thích bạn có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn vào cháo.
2. Giai đoạn toàn phát bệnh viêm phổi
Khi ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có những triệu trứng như sốt cao, ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, miệng khô khát, cánh mũi phập phồng, rêu lưỡi vàng khô, đau ngực nhiều hơn, chất lưỡi hồng.
Canh ngân nhĩ, trứng chim cút:
Nguyên liệu cho món cháo chữa bệnh viêm phổi ở đây gồm có nấm ngân nhĩ 50 g, trứng chim cút 20 quả và đường phèn 250 g.
Bạn cần cho nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi. Nấu ngân nhĩ cho chín nhuyễn, cho đường phèn vào rồi cho trứng chim câu đã được bỏ vỏ, khuấy đều và đun cho sôi lại là được. Món cháo này vừa giàu dinh dưỡng lại cực tốt cho những trường hợp người bệnh bị ho khan hay táo bón.
3. Giai đoạn nhiễm độc
Sung cũng được dùng trong các món cháo cháo chữa bệnh viêm phổi.
Giai đoạn nhiễm độc ở bệnh viêm phổi thường có các triệu chứng như sốt cao và bệnh càng nặng thêm vào buổi tối. Người bệnh cảm thấy miệng khô khát nhiều, người vật vã, hơi thở nhanh, đàm khò khè, ho đờm ra máu, có khi mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Món ăn này rất tốt cho người bệnh vì bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để người bệnh có thể chống trọi lại với căn bệnh viêm phổi.
Bí đao hầm hạt sen:
Nguyên liệu gồm bí đao 300 g, hạt sen 80 g, táo tàu 10 trái, gừng tươi 10 g, muối, dầu mè, mỗi thứ 1 muỗng cà phê, nước dùng từ rau củ quả và hạt nêm.
Khi nấu món cháo này bạn gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng. Hạt sen cho ngâm nước nóng cho mềm. Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào đun nóng, cho gừng phi vàng thơm rối cho tiếp hạt sen, nấm hương, nấu khoảng 30 phút. Nêm muối, sau cùng cho bí đao và táo tàu vào là dùng được. Dùng ăn nóng vào nên ăn khi người bệnh đang lúc đói bụng.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn