Sốt xuất huyết thường xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa, cao điểm rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần phải tới các cơ sở y thế khám bệnh chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.
- Nguyên chủ yếu nào khiến bạn mắc bệnh sốt xuất huyết.
- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sốt xuất huyết.
- Sốt xuất huyết và những mức độ sốt khác nhau.
Sốt xuất huyết là gì?
Là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue gây ra, chúng thường có ở trong muỗi vằn, đây chính là vật trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn thường sống chủ yếu ở những nơi bùn lầy, nước đọng trong nhà, các nơi ẩm thấp, tối tăm. Sốt xuất huyết rất có hại, chúng sẽ gây nên triệu chứng xuất huyết da, niêm mạc, trụy tim mạch, tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị đúng lúc.
Nguyên nhân gây bệnh Sốt xuất huyết
Nghiên cứu của các chuyên gia Y tế Việt Nam đã chỉ ra rằng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây ra. Muỗi cái Aedes hút máu của bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này ủ bệnh ở cơ thể muỗi từ 7 đến 11 ngày, trong thời gian ủ bệnh, muỗi tiếp tục đốt và truyền bệnh cho người khác. Cứ thế, lặp lại một vòng tuần hoàn, virus lây từ người này sang người khác.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết đó chính là những cơn sốt kéo dài từ 2 – 7 ngày với các biểu hiện như sau:
- Sốt cao tử 39 – 40 độ C, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và đau nhức toàn thân.
- Đau rát họng, buồn nôn và có thể bị tiêu chảy.
- Ở trẻ em có hiện tượng nổi ban đỏ và kèm theo đau rát họng
Triệu chứng thứ 2 của bệnh sốt xuất huyết chính là xuất huyết dưới da từ 2 – 5 ngày của chu kỳ phát bệnh với những biểu hiện:
- Xuất hiện các nốt bầm tím quanh nơi được tiêm chích
- Xuất hiện các nốt ban do xuất huyết tự nhiên
- Ở lòng bàn chân, hay bàn tay, ở cẳng chân hoặc cẳng tay xuất hiện những nốt, chấm xuất huyết dưới da.
- Xuất huyết niêm mạc ở phụ nữ biểu hiện qua kỳ kinh kéo dài hoặc sớm hơn bình thường. Trẻ em và nam giới thường bị chảy máu cam, đi tiểu ra máu hoặc chảy máu chân răng.
- Xuất huyết tiêu là nôn ra máu, đại tiện ra máu kèm theo đau cơ, đau khớp, nhức đầu. Trẻ em có thể sốt cao và co giật.
Triệu chứng cuối và vô cùng nguy hiểm đó là sốc, xuất hiện từ ngày thứ 3 – 6. Khi người bệnh hết sốt, mệt ly bì, đi tiểu ít, chân tay lạnh, đại tiện ra máu…
Trong trường hợp này cần phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn tới tử vong.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Cần phải làm rõ mức độ của bệnh để điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời, khi bị sốt xuất huyết không nên tự ý chữa trị tại nhà cần phải đưa tới những trung tâm y tế.
Khi chưa thể đến bệnh viện cần phải thường xuyên tiếp nước cho bệnh nhân, tránh dẫn tới tình trạng cơ thể mất nước.
Đưa bệnh nhân vào viện trong khoảng thời gian từ 12 – 24 giờ sau khi phát hiện có xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.
Nếu bệnh nhân có hiện tượng sốt ly bì, tay chân lạnh, viêm họng, khó thở, cần lập tức đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần biết về căn bệnh sốt xuất huyết, căn bệnh này diễn tiến khá nhanh và có thể làm cho bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này cũng là căn bệnh có thể dễ dàng phòng chống được, chỉ cần tiêu diệt được nguồn trung gian lây bệnh là muỗi là có thể tránh được căn bệnh quái ác này. Do đó, cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để có thể bảo vệ được chính bạn và người thân trong gia đình mình khỏi căn bệnh này.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn